Một trường hợp hỏi về: Tặng cho riêng tài sản

Một trường hợp hỏi về: Tặng cho riêng tài sản nên “cho tiền” hay “cho nhà” như sau:

Chào Luật sư, Mình tên H, nhờ Luật sư giúp tư vấn cho mình trường hợp sau đây nhé. Hiện tại mình có nhận 1 khoản tiền từ cha mẹ cho, mình dự định muốn mua 1 bất động sản và nhờ người bạn (đang độc thân) đứng tên dùm. Lý do nhờ người bạn đứng tên vì mình muốn đây là tài sản riêng không liên quan gì và không muốn cho vợ mình biết. Nhờ Luật sư giúp tư vấn thắc mắc/ lo ngại sau: 1. Trường hợp bất động sản của mình mua và nhờ người bạn đứng tên xong sau đó mình nhờ làm hợp đồng ủy quyền (cho phép sang nhượng/ cho thuê) cho mình thì mình có được toàn quyền quyết định hay vợ mình vẫn có liên quan? 2. Trường hợp người bạn của mình sau khi ủy quyền cho mình thì lại ủy quyền cho 1 người nữa thì ủy quyền trước đó cho mình có bị vô hiệu? Cám ơn Luật sư.

Trả lời:

Trường hợp của bạn trên, chỉ với một nội dung hỏi ngắn gọn như vậy nhưng đồng thời liên quan một số quy định khác nhau trong các luật khác nhau.

Với câu hỏi 1. Liên quan đến phạm vi ủy quyền, theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền);

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

  1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Điều 141. Phạm vi đại diện

  1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
  2. a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  3. b) Điều lệ của pháp nhân;
  4. c) Nội dung ủy quyền;
  5. d) Quy định khác của pháp luật.

Vậy: Về phạm vi ủy quyền được xác định là: theo nội dung ủy quyền.

Với câu hỏi 2 liên quan hiệu lực và chấm dứt việc ủy quyền

Điều 140. Thời hạn đại diện

  1. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
  2. a) Theo thỏa thuận;
  3. b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
  4. c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
  5. d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

Với quy định trên thì ai, bên nào (tức bên ủy quyền và nhận ủy quyền) đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền. trường hợp này đại diện theo ủy quyền chấm dứt.

Vậy “Trường hợp người bạn của mình sau khi ủy quyền cho mình thì lại ủy quyền cho 1 người nữa thì ủy quyền trước đó cho mình có bị vô hiệu” – Có bị vô hiệu.

Với tình huống của bạn có phát sinh vấn đề chính là mục tiêu của bạn, ghi nhận 01 tài sản là tài sản riêng do có nguồn gốc là được bố mẹ tặng cho riêng.

Bạn thử cân nhắc để bố mẹ bạn mua nhà đất, đứng tên bố mẹ bạn sau đó làm hợp đồng tặng cho và sang tên cho riêng bạn. là an toàn và đúng pháp luật hơn. Vì pháp luật không có quy định về việc nhờ người khác đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, pháp luật ghi nhận người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người có quyền sử dụng đất đó.

Theo quy định của Luật Đất đai về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đấtlà chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho luật sư

 

Sản Phẩm Liên Quan