CƯỠNG ÉP KẾT HÔN

Ngăn cản hoặc cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn

 

Kết hôn dựa trên tình cảm và sự tự nguyện của 2 bên nam nữ mới tạo dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc về sau. Luật hôn nhân và gia đình có quy định về việc kết hôn là do người nam và người nữ tự nguyện quyết định, do đó việc ép buộc hoặc cản trở người khác kết hôn là vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 181 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2017, như sau:

“Điều 181: Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn

bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm,

 thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.

Với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn hoặc ly hôn trái với sự tự nguyện của họ là hành động ép buộc họ phải lấy nhau hoặc phải lấy mình bằng việc: hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác là vi phạm quy định của điều luật này. Trường hợp hành vi hành hạ, dùng bạo lực mà trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người bị cưỡng ép thì có thể bị xử lý về tội danh khác nặng hơn. .

– Hành vi cản trở người khác kết hôn hoặc ly hôn tự nguyện thì ngược lại là ngăn cấm, tìm mọi cách không cho nam và nữ kết hôn khi họ có đủ điều kiện kết hôn (họ đủ tuổi kết hôn, có tình cảm và mong muốn được kết hôn với nhau). Hành vi cản trở kết hôn, ly hôn cũng có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc thủ đoạn khác.

– Cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyên, tiến bộ là tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đang tồn tại. Hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ có thể dẫn đến quan hệ hôn nhân bị xáo trộn, tan vỡ.

Thông thường  giữa người phạm tội với người bị ép buộc, ngăn cản kết hôn có quan hệ huyết thống như  cha mẹ ép con kết hôn với người này, người kia…hoặc cha mẹ ngăn cản không cho con mình kết hôn với người mà con chọn. có trường hợp khác là do không hài lòng về con dâu, con rể mà cha mẹ yêu cầu con trai, con gái mình phải ly hôn với vợ/chồng của họ…Cũng có trường hợp chính người nam ép người nữ lấy mình như tục bắt vợ, hoặc trường hợp người nam/nữ uy hiếp người nữ/nam khác là nếu không lấy mình thì sẽ bị làm sao đó.

 

Với hành vi cưỡng ép kết hôn/ly hôn hoặc ngăn cản kết hôn/ly hôn, hoặc cản trở quan hệ hôn nhân hợp pháp có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Thông thường, trước 01 hành vi bị cưỡng ép hoặc cản trở kết hôn, ly hôn cụ thể, đầu tiên là cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể địa phương như hội phụ nữ, trưởng thôn sẽ khuyên và giải thích cho người có hành vi cưỡng ép hoặc ngăn cản người khác kết hôn rằng không nên làm vậy vì sẽ vừa làm khổ con cháu mình vừa vi phạm pháp luật….

Nếu khuyên nhủ người vi phạm (là người có hành vi cưỡng ép/cản trở người khác kết hôn, ly hôn. Người khác có thể là con cháu mình hoặc bất kỳ ai) mà người này vẫn cố chấp, tiếp tục vi phạm, tiếp tục cưỡng ép/ngăn cản họ kết hôn thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.

Một số mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm liên quan được nêu trong nghị định 167/2013/NĐ-CP  như sau:

Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

  1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
  3. b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình,Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý. Những hành vi này đều có thẻ bị xử phạt hành chính.

Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
  2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

  1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:   a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 300.000 đồng
  2. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng

Trưởng Công an cấp huyện :  Phạt tiền đến 6.000.000 đồng

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng

. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:  a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng

Phạt hành chính xong mà người này không dừng việc cưỡng ép hoặc ngăn cản người khác kết hôn lại, tiếp tục vi phạm, tiếp tục thực hiện hành vi ngăn cản/ép buộc người khác kết hôn thì cơ quan điều tra, công an cấp huyện có thể sẽ xem xét thụ lý xử lý hình sự theo quy định điều luật trên.

 

Nếu bạn là người bị cưỡng ép hoặc cản trở kết hôn mà không biết phải làm sao thì hãy đến trình báo sự việc lên ủy ban nhân dân xã (phường), ủy ban xã ở xa quá thì báo lên trưởng bản, trưởng thôn để nhờ họ giúp đỡ.

Sản Phẩm Liên Quan