Giấy phép hoạt động đối với phòng chuẩn trị y học cổ truyền.

Giấy phép hoạt động đối với phòng chuẩn trị y học cổ truyền.

Tên và mã ngành kinh tế Ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:Phòng chẩn trị Y học cổ truyền.Mã ngành kinh tế: 86
Điều kiện cấp phép
  1. Cơ sở vật chất:
  2. a) Xây dựng và thiết kế:

– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

– Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh.

  1. b) Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình;
  2. c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
  3. d) Buồng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh;

đ) Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

– Nếu có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt với diện tích ít nhất 05 m2/giường;

– Nếu có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi. Diện tích ít nhất là 02m2 đối với một buồng xông hơi, buồng phải kín nhưng đủ ánh sáng;

– Nếu có bào chế một số dạng đóng gói sẵn thì phải được Sở Y tế tỉnh thẩm định, xem xét cho phép.

  1. Thiết bị y tế:
  2. a) Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:

– Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;

– Có cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang.

  1. b) Nếu thực hiện việc châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt:

– Có giường châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt;

– Có đủ dụng cụ để châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt, đèn hồng ngoại;

– Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.

  1. c) Nếu thực hiện xông hơi thuốc: có hệ thống tạo hơi thuốc;
  2. Nhân sự:
  3. a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận lương y của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

  1. b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền, các đối tượng khác làm việc trong phòng chẩn trị y học cổ truyền nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
  2. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
  3. a) Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
  4. b) Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
  5. c) Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
  6. d) Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp gia truyền đó;

đ) Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác) thì phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế tỉnh sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.

(Quy định tại Điều 26 Thông tư số 41/2011/TT-BTC)

Thành phần hồ sơ
  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 13ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BTC);
  2. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  3. Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghềvà danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BTC);
  4. Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 14ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BTC);
  5. Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

6.Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BTC;

  1. Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
    đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

(Quy định tại Điều 39 Thông tư số 41/2011/TT-BTC)

Nơi nộp hồ sơ Sở Y tế(Quy định tại Khoản 1 Điều 40 Thông tư số 41/2011/TT-BYT)
Trình tự, thủ tục Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Y tế;Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động, Sở Y tế gửi cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt độngPhiếu tiếp nhận hồ sơ (theo quy mẫu định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT);

Bước 3: Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì;

Bước 4: Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Sở Y tế. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 5: Trường hợp cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Sở Y tế sẽ thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu Sở Y tế không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì trong thời hạn 90 ngày, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy phép hoạt động; nếu không cấp giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

(Quy định tại Điều 40 Thông tư số 41/2011/TT-BYT và Khoản 1 Điều 47 Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009)

Thời hạn giải quyết 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.(Quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009)
Lệ phí/Phí Chi phí cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền là 4.650.000VNĐ/giấy phép, trong đó:+) Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối vớiphòng chẩn trị y học cổ truyềnlà 4.300.000VNĐ/lần

+) Lệ phí cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là350.000VNĐ/Giấy phép.

(Quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-BTC)

 

Sưu tầm:

— H2O —

Sản Phẩm Liên Quan