Khởi kiện vụ án lao động

Trong thời buổi hội nhập (WTO) đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Doanh nghiệp Việt Nam, người lao động trong nước là chủ thể được lợi nhất. Doanh nghiệp có nhiều hợp đồng xuất khẩu béo bở, người lao động có nhiều việc làm thu nhập cao. Nếu doanh nghiệp và người lao động tuân thủ thỏa thuận theo “hợp động lao động” và pháp luật Lao Động thì cả hai sẽ cùng phát triển, thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên thực tế ở nước ta trong những năm qua cho thấy không phải lúc nào người lao động và người sử dụng lao động cũng tuân thủ “thỏa thuận” và pháp luật Lao Động. Vậy làm gì khi môt trong hai bên xé nát bản hợp đồng lao động. Rất nhiều trường hợp là người lao động thường không giám kiện doanh nghiệp vì nhiều yếu tố như tâm lý lo sợ không kiếm được việc làm mới trong hệ thống các doanh nghiệp có việc làm tương tự như công việc cũ, mệt mỏi “Vô phúc đáo tụng đình”, sợ mất án phí, thủ tục hành chính rờm rà… lý do nữa là người lao động không biết bắt đầu từ đâu để kiện doanh nghiệp. Nên họ chọn cách im lặng, chấp nhận phần thiệt. Nhằm trang bị cho đọc giả, Người lao động, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức khác những thông tin hữu ích về pháp luật tố tụng trong tranh chấp lao động. Tác giả xin chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật lao động có thể chuẩn bị mọi điều kiện để “khởi kiện vụ án lao động”.

Để khởi kiện một vụ án lao động nói chung thì người khởi kiện cần phải biết được những vấn đề sau: học xuất nhập khẩu tại hà nội

  1. Điều kiện khởi kiện

A, Quyền khởi kiện 

Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại thì các bên tham gia vào quan hệ pháp luật lao động có quyền khởi kiện. Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Ví dụ:  Ngày 09 tháng 05 năm 2016 công ty A kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn với anh B, mức lương hàng tháng của anh B là 20 triệu/tháng. Để thuận lợi cho việc sản xuất công ty A cử anh B sang Nhật  Bản  3 tháng để học tập công nghệ, mọi chi phí đi lại, ăn, ở, học phí đều do công ty A chi trả. Trước khi đi cả hai có kí kết bản hợp đồng theo đó anh B căm kết làm việc tại công A 10 năm sau khi được cử đi đào tạo. Khi đi đào tạo xong, về nước anh B được công ty A thanh toán mọi chi phí là 300 triệu đồng. Tuy nhiên sau khi về nước anh B không làm ngày nào ở công ty A mà tự ý nghỉ việc và không có lý do chính đáng.

Trong trường hợp này công ty A có quyền khởi kiện anh B để đòi chi phí đào tạo và số tiền do phi phạm thời hạn báo trước.

Một thực tế mà người khởi dễ nhằm lẫn là quyền khởi kiện không tỷ lệ thuận với việc thắng kiện. Thắng kiện hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chứng cứ, thời hiệu khởi kiện còn không.v.v bản án do Tòa án quyết định.

B, Năng lực hành vi tố tụng dân sự và thủ tục tiền tố tụng.

Do đặc thù của quan hệ pháp luật lao động  là phải người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kí kết hợp đồng lao đồng. Nếu là người từ đủ 15 trở lên phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Nên những người từ đủ 18 tuổi trở lên, người từ đủ 15 tuổi trở lên thì phải thông qua người đại diện hợp pháp như cha, mẹ. Thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

“Tiền tố tụng” không phải là một thuật ngữ pháp lý mà chỉ là một thuật ngữ trong khoa học pháp lý, có thể hiểu nôm na là công việc phải thực hiện trước khi khởi kiện.  Phần lớn các tranh chấp trong vụ án lao động thường không phải thực hiện bước một là tiến hành hòa giải rồi mới khởi kiện được tại Tòa án.

Trong các trường hợp sau thì người khởi kiện không phải tham gia hòa giải mà có quyền kiện thẳng ra Tòa án:

_ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

_ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

_ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

_ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

_ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Một điểm mới mà Bộ luật tố tụng dân sư 2015 quy định thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thuộc về Tòa án.

“Điều 516. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

  1. Điều 51 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.”

Ví dụ: Nguyễn Văn A kí kết hợp đồng lao động thời vụ 7 tháng với công ty B. Tuy nhiên tính chất công việc của Nguyễn Văn A không phải là công việc theo mùa vụ mà là công việc xác định hạn.

Trong trường hợp này thì Nguyễn Văn A có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động thời vụ mà Nguyễn Văn A kí với công ty B là vô hiệu từng phần. Buộc công ty B phải kí lại với Nguyễn Văn A là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

  1. Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc”.

Theo khoản 2 Điều 202. Bộ luật lao động 2012 thì thời hiệu khởi kiện là một năm.

“Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Theo kinh nghiệp của tác giả thì để tránh trường hợp bên bị đơn yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện. Thì nguyên đơn cần chú ý đến thời hiệu khởi kiện.Đặc biệt khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì nguyên đơn cần tìm đến các chuyên gia pháp lý như luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý để được tư vấn.

Cách tính thời hiệu khởi kiện trong các vụ án lao động đối nguyên đơn là cá nhân, người lao động là ngày biết được quyết định cho thôi việc trái pháp luật có hiệu lực từ ngày, tháng, năm này. Ngày mà lao động bị công ty thu thẻ chấm công, xóa dấu vân tay để chấm công, bị bảo vệ công ty ngăn cản vào công ty để làm việc..v.v. Nếu nguyên đơn là người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày mà người lao động không đến công ty làm việc mà không có lý do chính đáng, ngày mà người lao thông báo sẽ nghỉ việc, công ty chốt nợ với công ty bảo hiểm mà đến ngày vẫn không thanh toán.

  1. Thẩm quyền giải quyết

A, Thẩm quyền chung.

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Thì những tranh chấp lao đông sau thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  1. a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  2. b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  3. c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  4. d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

  1. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
  2. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
  3. a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
  4. b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
  5. c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;
  6. d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
  8. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

B, Thẩm quyền riêng

Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì hiện nay nước ta có hệ thống Tòa án sau:

_Tòa án nhân dân tối cao

_Tòa án nhân dân cấp cao

_Tòa án nhân dân cấp tỉnh

_Tòa án nhân dân cấp huyện.

Hiện nay nước ta vẫn theo thủ tục hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì các vụ án lao động lao theo Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện theo thủ tục sở thẩm.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử các vụ án lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

  1. C. Thẩm quyền theo lãnh thổ và theo lựa chọn của nguyên đơn.

“Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sư 2015 quy định

  1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
  2. a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  3. b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.”
  4. Thẩm quyền theo lựa chọn của nguyên đơn

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn trong các vụ án lao động được quy định tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sư 2015:

“Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết.”

Ví dụ: Nguyễn Văn A cứ trú tại Quận Hai Bà Trưng TP HN làm việc cho một công ty B có chi nhánh tại quận Ba Đình TP HN. Bị công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Được biết trụ sở chính của công ty B ở quận Bình Thạnh TP HCM.

Trong trường hợp này theo quy định của pháp luật thì Nguyễn Văn A có quyền yều cầu ba Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết:

Thứ nhất là Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh TPHCM, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sư 2015.

Thứ hai là Tòa án nhân dân quận Ba Đình TP HN, theo điểm c khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sư 2015.

Thứ ba là Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng TP HN, theo điểm d khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sư 2015.

Với tình huống trên để thuận tiện cho việc đi lại, thu thập các chứng cứ cần thiết, tiết kiệm thời gian cũng tiền bạc của nguyên đơn. Tạo điều kiện để Tòa án thụ lý một cách nhanh nhất thì nguyên đơn nên chọn Tòa án nhân dân quận Ba Đình TP HN  nơi có chi nhánh của công ty B để khởi kiện.

  1. Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo

Có thể nói như bao các vụ án tranh chấp dân sự, thì các vụ án về lao động cũng bắt đầu bằng đơn khởi kiện. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện. Đối với các tổ chức, người sử dụng lao động thì viết đơn khởi kiện là công việc không quá vất vả. Tuy nhiên trên thực tế thì công việc này đối với người lao động không phải là đơn giản, nhiều trường hợp rất lúng túng trong viết đơn khởi kiện người lao động đã bị Tòa án trả đơn đến mấy lần. Làm sao để đơn khởi kiện có nội dung đầy đủ đặc biệt để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo người viết người khởi kiện cần nhờ các văn phòng luật sư, công ty luật hay người hiểu biết pháp luật để được tư vấn soạn đơn khởi kiện.

Khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện cần phải nộp thêm những tài liệu đính kèm để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ vào hợp pháp. Đây cũng là một công việc tương đối vất vả đặc biệt trong vụ án lao động.

Ví dụ: Khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người khởi kiện cần phải chuẩn bị tài liệu kèm theo gồm: Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân ; bản sao sổ hộ khẩu; bản sao hợp đồng lao động; bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; các biên bản họp của công ty, công đoàn với người lao động; các thông báo của người sử dụng lao mời người lao động đến họp; chứng cứ cho thấy người lao động có đến làm việc tại công ty mà bị xóa dấu vân tay, bị thu thẻ, bị bảo vệ công ty đuổi ra, bản sao giấy đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài liệu khi cung cấp cho Tòa án cần phải là bản sao có chứng thực của ủy ban xã, phương, thị trấn…

Nội dung đơn khởi kiện phải có những nội dung theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sư 2015:

“a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

  1. b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  2. c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

  1. d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

  1. e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  1. g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  2. h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  3. i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”

Trên thực tế trong quá trình thu thập chứng cứ để hoàn thiện vào bộ hồ sơ khởi kiện, có không ít những chứng cứ mà Tòa án yêu cầu người khởi kiện phải thu thập là không đúng với pháp luật về tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên để thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ án thì người khởi kiện cũng cần xem xét về khả năng cung cấp các tài liệu nêu trên cho Tòa án. Nếu ngay lúc này không thu thập được thì Người khởi kiện sẽ bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án

  1. Nộp đơn khởi kiện.

Sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án lao động công việc còn lại là nộp đơn khởi kiện. Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người khởi kiện có thể nộp đơn khởi theo 3 cách sau:

“ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

 Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

 Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).’’

Thực tế cho thấy người khởi kiện nộp đơn khởi kiện qua đường bưu điện cũng có nhưng còn rất hạn chế. Nộp hồ sơ khởi kiện qua mạng còn là khái niệm tương đối mới mẻ với người dân cũng như các Tòa án. Hiên nay Bộ luật tố tụng dân sư 2015 đã có hiệu lực thi hành, tuy nhiên vẫn chưa có nghị quyết của hội đồng phán hướng dẫn việc nộp hồ sở khởi kiện qua mạng. Nên tổ chức, cơ quan, cá nhân muốn khởi kiện qua mạng vẫn phải “chờ” hướng dẫn.

Bởi vậy hiện nay người khởi kiện hầu hết vẫn chọn cách nộp đơn khởi trực tiếp tại Tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp đơn trực tiếp tại Tòa án cần chú ý những điểm sau:

_Người khởi kiện có thể tự mình nộp đơn khởi kiện.

_Người khởi kiện có thể ủy quyền cho văn phòng luật sư, công ty luật, cho cá nhân khác nộp

Đa phần người khởi kiện chọn giải pháp nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, khi nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án thì người khởi kiện cần lưu ý một số trường hợp:

Để tránh trường hợp Tòa án trả đơn khởi kiện làm mất thời gian đi lại. Người nộp đơn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như đơn khởi khởi kiện, các chứng cứ chứng minh kèm theo, nếu được ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền v v.

Trên đây là một số quy định mang tính căn bản có liên quan đến việc khởi kiện vụ án lao động theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Để vụ án được thụ lý và giải quyết theo đúng tiến độ luật định, tránh trường hợp phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc bị trả lại đơn khởi kiện do không phù hợp với quy định của pháp luật. Người khởi kiện cần thiết phải tham khảo thêm các quy định khác về xác định quan hệ pháp luật cần giải quyết, thẩm quyền giải quyết vụ án của Toà án cũng như các quy định của pháp luật có liên quan đến việc chứng minh và chứng cứ để vụ án được Toà án thụ lý và giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật.

Nếu quý vị còn nhiều điều chưa rõ hoặc gặp khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng, cần sự trợ giúp pháp lý của luật sư giỏi tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án lao động nói riêng cũng như các vụ án dân sự nói chung. Xin hãy liên hệ với CÔNG TY LUẬT TÔ CÁT để được hướng dẫn.

Trân trọng cám ơn!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản Phẩm Liên Quan