Những hạn chế đối với chủ doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Khi doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có thể bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ nhất định.

Thời hạn cấm đảm nhiệm có thể là03 nămhoặc vĩnh viễnkể từ ngày bị Tòa án tuyên bố phá sản trong, cụ thể như sau:

  1. Trường hợp cấm đảm nhiệm vĩnh viễn chức vụ nhất định
  2. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
  3. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

Cơ sở pháp lý: khoản 1,2 Điều 130 Luật phá sản 2014.

  1. Trường hợp cấm đảm nhiệm trong vòng 03 nămchức vụ nhất định:

Thẩm phán xem xét, quyết định về việc người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xãkhông được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sảnđối với các trường hợp sau:

  1. Không thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
  2. Không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
  3. Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 130 Luật phá sản 2014.

  1. Trường hợp ngoại lệ

Người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xãkhông bị hạn chế đảm nhiệm chức vụ nếudoanh nghiệp, hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xãbị tuyên bố phá sản với lý do bất khả kháng.

Hiện nay, chưa có khái niệm về lý do bất khả kháng. Tuy nhiên, có thể hiểu doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản do sự kiện bất khả kháng.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 130 Luật phá sản 2014.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Một số ví dụ các trường hợp cụ thể được coi là bất khả kháng, bao gồm các sự kiện tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất hoặc các sự kiện do con người tạo nên như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa và bất kỳ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng nào.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trong một số trường hợp nhất định, khi doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong 03 năm hoặc vĩnh viễn theo quy định của Luật phá sản 2014.

Sản Phẩm Liên Quan