Quy trình giải quyết vụ án dân sự về hôn nhân gia đình tại Tòa án

Quy trình giải quyết vụ án dân sự về hôn nhân gia đình tại Tòa án

Sau khi nguyên đơn nộp đơn kiện, nộp án phí, nhận thông báo thụ lý vụ án, Vụ án chuyển sang giai đoạn xét xử.

– Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 2 đến 4 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thời gian chuẩn bị xét xử 4 tháng, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng (Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự)

– Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

  1. Giai đoạn chuẩn bị xét xử:

Theo Điều 54. Hòa giải tại Tòa án, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014(“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”)

thủ tục hòa giải đối với yêu cầu Ly hôn là bắt buộc.

Hòa giải trong vụ án ly hôn hướng đến mục đích nhân văn là nhằm hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Quyết định kết thúc một cuộc hôn nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là quyết định vô cùng hệ trọng, liên quan đến nhiều vấn đề cần cân nhắc. Vì vậy, quyết định này chỉ nên được đưa ra sau khi đã được suy nghĩ một cách thấu đáo. Thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn tạo điều kiện và cho các cặp vợ chồng đang đứng bên bờ vực của sự chia ly một cơ hội để bình tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp cùng quyết định của mình trước khi bước vào giai đoạn xét xử. Cho dù cuối cùng các bên đương sự vẫn đi đến quyết định ly hôn thì kết quả hòa giải trong vụ án ly hôn vẫn có thể có tác động tích cực, lâu dài sau khi quá trình ly hôn đã hoàn tất.

 

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về số lần tiến hành hòa giải trong vụ án ly hôn cũng như thời gian giữa các phiên hòa giải. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết, thông thường Tòa án sẽ tiến hành hoàn giải từ 2 đến 3 lần trước khi đưa vụ án ra xét xử để các đương sự thỏa thuận với nhau về viêc giải quyết vụ án.

 

Tòa án tiến hành Phiên hòa giải theo các quy định tại điều: 205, 206,207,208,209,210 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

 

1.Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

  1. a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;
  2. b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

 

  1. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
  2. a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
  3. b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  4. c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
  5. d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

  1. e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
  2. g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

 

Trong phiên họp hòa giải, đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

 

Kết thúc phiên hòa giải:

Trong bước này, Thẩm phán kết luật về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất. Việc hòa giải có thể dẫn đến các kết quả như sau:

  • Trường hợp các bên đoàn tụ sau khi hòa giải. Nếu hai bên vợ chồng đoàn tụ sau khi hòa giải, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành và Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
  • Trường hợp các bên thỏa thuận được toàn bộ các vấn đề: trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành nhưng các bên đã thỏa thuận và thống nhất được tất cả các vấn đề tự nguyện ly hôn, chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con và các thỏa thuận đó đảm bảo được quyền lợi chính đáng của vợ, con thì lập biên bản hòa giải thống nhất các vấn đề ly hôn và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sau thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến.
  • Trường hợp các bên hòa giải không thành: các bên không đoàn tụ và không thỏa thuận được với nhau về một hoặc tất cả các vấn đề, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và có thể ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải căn cứ nội dung vụ án, Thẩm phán đưa ra một trong các quyết định sau:

  • Tạm đình chỉ vụ án,
  • Đình chỉ vụ án,
  • Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự,
  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trong vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình, khi hai bên thuận tình ly hôn, Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn của hai bên và vụ án kết thúc tại đây, không cần thực hiện thủ tục mở phiên tòa nữa.

 

  1. Giai đoạn mở phiên tòa:

Trong giai đoạn này, Tòa án giải quyết theo quy định của Chương IV Chấm dứt hôn nhân Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 , quy định tố tụng của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trên cơ sở nội dung yêu cầu của đương sự:

  • Đơn phương ly hôn

+ Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

  • Quyền nuôi con, cấp dưỡng
  • Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

+ Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

+ Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

+ Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

+ Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

 

Kết thúc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành thủ tục tuyên án và ra bản án, giao cho các đương sự và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án các đương sự và Viện kiểm sát có quyền kháng cáo với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.

 

 

 

 

 

Sản Phẩm Liên Quan