Thôi việc khi mang thai.

Tư vấn về thôi việc khi mang thai.

thoi-viec-khi-mang-thai

Hỏi: Thưa Luật sư, tôi hiện kí hợp đồng không xác định thời hạn cho một công ty xuất nhập khẩu về chức vụ kế toán. Tôi đang có thai vào tháng thứ tư nhưng vì thể trạng yếu nên bác sĩ yêu cầu tôi phải nghỉ việc để dưỡng thai. Tôi có báo trước về việc thôi việc và làm đơn xin thôi việc sau đó. Tuy nhiên vì chưa tìm được kế toán nên công ty không đồng ý cho tôi nghỉ việc và yêu cầu tôi làm việc tiếp 45 ngày nữa với lý do tôi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu không tôi sẽ phải bồi thường cho công ty và không được hưởng các chế độ khác khi thôi việc.

Vậy, công ty của tôi làm như vậy là đúng hay sai? Nếu tôi muốn nghỉ việc luôn thì tôi phải bồi thường cho công ty tôi những khoản gì?

 

Trả lời:

Trường hợp của bạn, Luật sư tư vấn như sau:

Người lao động và người sử dụng lao động, khi xác lập quan hệ lao động thông qua giao kết hợp đồng lao động, một trong các quyền mà hai bên đều có là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bên còn lại và phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo luật định

Trường hợp người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thì phải tuân thủ các nội dung được quy định trong hợp đồng lao động và các quy định sau:

“Theo khoản 3, Điều 37 Bộ Luật lao động  năm 2012 quy định:

  1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Như vậy,  thông thường hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định trước khi thôi việc, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày. Tuy nhiên, vì  bạn đang mang thai và bác sĩ yêu cầu nghỉ việc nên đây là trường hợp ngoại lệ.

Theo quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ  của Chính phủ :

Điều 8. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

  1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
  2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

…”

Như vậy, trong trường hợp này, công ty yêu cầu bạn tiếp tục làm việc 45 ngày nữa là không đúng theo quy định của pháp luật. Và theo quy định về chính sách lao động đối với lao động nữ thì bạn chỉ cần báo trước để đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty theo thời hạn mà cơ sở khám chữa bệnh có thểm quyền chỉ định. Trong trường hợp này bạn nghỉ là đúng quy định nên không phải bồi thường bất cứ khoản gì liên quan việc nghỉ việc cho công ty.

–  Bạn lưu ý là phải có “Xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh” . Nếu bạn  không có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh  thì bạn chỉ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012  tức là bạn báo trước 45 ngày cho công ty bạn. Trong trường hợp này (bạn không có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi), việc công ty bạn yêu cầu bạn tiếp tục làm việc 45 ngày nữa là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.  Nếu bạn muốn nghỉ việc luôn thì trường hợp của bạn sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, khi đó bạn sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

  1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
  3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Trân trọng!

— H2O —

Sản Phẩm Liên Quan