Thủ tục ủy quyền rút tiền khỏi ngân hành của người bị tạm giam.

Thủ tục ủy quyền rút tiền khỏi ngân hành của người bị tạm giam.

Thưa Luật sư, Tôi có người nhà đã mở tài khoản tại ngân hàng. Sau đó người này bị bắt tạm giam về tội buôn bán ma túy. Trong tài khoản tại Ngân hàng có tiền gửi muốn ủy quyền cho người thân đi rút. Hỏi thủ tục ủy quyền của người bị tạm giam như thế nào?Xin Luật sư tư vấn cho tôi, tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

Luật sư xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Vì trường hợp tạm giam trên này bạn không nêu rõ là đang bị tạm giam trong giai đoạn nào của thủ tục tố tụng Hình sự: Tạm giam trong giai đoạn điều tra, tạm giam trong giai đoạn truy tố hay tạm giam trong giai đoạn xét xử nên trong tình huống trên, Luật sư chỉ có thể tư vấn hướng  giải quyết cho bạn như sau:

 

Tùy theo mỗi ngân hàng thì thủ tục rút tiền sẽ có sự khác nhau, theo quy định của  Ngân hàng Agribank thì thủ tục rút tiền như sau:

Người được uỷ quyền khi đến rút tiền tiết kiệm theo uỷ quyền phải có những giấy tờ sau:

  1. Sổ tiền gửi tiết kiệm đứng tên chủ sở hữu là người ủy quyền.
  2. Xuất trình Giấy ủy quyền.

+Giấy ủy quyền được lập tại ngân hàng đó.(trường hợp này không thực hiện được)

+Giấy ủy quyền không được lập tại ngân hàng đó thì phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định.(*)

  1. Xuất trình giấy CMND hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực của người được ủy quyền.
  2. Ký vào giấy rút tiền

 

(*) Vì trong trường hợp của bạn, chủ tài khoản bị tạm giam nên việc lập Giấy ủy quyền phải lập ngoài Ngân hàng tức là ở trại tạm giam. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 22 của Văn bản hợp nhất 13/2014/ VBHN – BCA Nghị định về quy chế tạm giữ tạm giam[[1]]. Để có được Giấy ủy quyền nhanh chóng, người nhà của người bị tạm giam – người được ủy quyền nên tiến hành các bước sau:

  1. Lập Giấy ủy quyền.(theo mẫu đính kèm).
  2. Liên hệ với văn phòng Công chức để tiến hành xác nhận Giấy ủy quyền.
  3. Văn phòng Công chứng sẽ gửi Công văn xin gặp người bị tạm giam đến cơ quan quản lí người tạm giam đó.
  4. Sau khi nhận được Công văn đồng ý cho gặp người bị tạm giam của Cơ quan có thẩm quyền, người nhà của người bị tạm giam – người nhận ủy quyền cùng với Công chứng viên của Văn phòng công chứng và Giám sát viên của trại tạm giam [[2]] cùng vào gặp người bị tạm giam và tiến hành lập Giấy ủy quyền.
  5. Nếu như Cơ quan có thẩm quyền quản lý người tạm giam đó không đồng ý cho gặp người bị tạm giam thì không thể tiến hành lập Giấy ủy quyền được. (Trường hợp này cũng không thể tiến hành rút tiền khỏi tài khoản của Ngân hàng được).

Trên đây là tư vấn sơ lược của Luật sư. Trân trọng!

 

— H2O —

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[1] … “2. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.

Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác thực hiện theo quy định này.”

 

[2] Có thể có Giám sát viên hoặc không cần có.

Sản Phẩm Liên Quan