Thừa kế khi không có di chúc

 

Ngày 27/7/2017 Chúng tôi nhận được đề nghị tư vấn pháp luật về: Quyền hưởng di sản thừa kế. Nội dung như sau:

ông bà sinh được ba người con lần lượt như sau:

Con đầu lòng: Bà A

Con thứ hai:   Ông B khóa học logistics chuyên sâu

Con thứ ba: Ông C

Lúc còn sống ông bà  có tạo dựng được khối tài sản là khoảng 1000m2 đất đến nay  cả hai cụ đã mất  không để lại di chúc. Khối di sản ông bà để lại được chia như nào. Con gái là bà A có được hưởng thừa kế từ di sản cha mẹ để lại không.

 

Đối chiếu các quy định của pháp luật với nội dung đề nghị tư vấn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 về di sản:

Điều 612.Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Như vậy khối tài sản 1000m2 đất nêu trên được coi là di sản mà ông bà để lại cho các con.

Theo dữ liệu đưa ra thì ông bà mất không để lại di chúc, do đó khối di sản ông bà để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Pháp luật quy định về người thừa kế, hàng thừa kế như sau:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Điều 651.Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  5. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên người thừa kế hàng thứ nhất của ông bà  được xác định bao gồm:

Con đầu lòng: Bà A

Con thứ hai:   Ông B

Con thứ ba: Ông C

(nếu cha mẹ của người để lại di sản còn sống thì tính cả cha mẹ)

Và mỗi người được một phần bằng nhau trong khối di sản ông bà để lại. Như vậy theo quy định của pháp luật thì cùng là con đẻ là cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được phân chia phần như nhau, không phân biệt con trai hay con gái.

Những người thừa kế có thể họp bàn và tự tổ chức phân chia di sản theo thỏa thuận. Quy định về phân chia di sản:

Điều 657.Người phân chia di sản

  1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.
  2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
  3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.

 

Theo quy định pháp luật thì con trai, con gái người để lại di sản đều được hưởng phần thừa kế như nhau. Tuy nhiên theo tập tục truyền thống của người Việt thì con trai thường được phần lớn hơn con gái, thậm chí con gái có thể không được cha mẹ cho tài sản . Vì theo quan điểm các cụ ngày xưa con gái đi lấy chồng là cha mẹ không được nhờ cậy gì, con trai khi cha mẹ còn sống lo chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. khi cha mẹ mất thì lo ma chay giỗ chạp. Về tình yêu thương thì con nào cha mẹ cũng yêu thương cả.

Liên quan đến thừa kế phân chia tài sản cha mẹ để lại là vấn đề nhạy cảm có thể xảy ra tranh chấp giữa anh em ruột thịt gây mất đoàn kết trong nội bộ gia đình. Có gia đình con gái yêu cầu cơ quan pháp luật phân chia di sản cha mẹ để lại theo quy định, được chia phần của mình rồi thì mất anh em.

Do đó trong vấn đề phân chia di sản do cha mẹ để lại (khi không có di chúc) gia đình cân nhắc việc phân chia di sản theo thỏa thuận giữa những người cùng hàng thừa kế sao cho hợp lý hợp tình, anh chị em đều chấp nhận được, để giữ lại tình anh em, chị em. Đó cũng là điều mà ông bà (cha mẹ đã mất) mong muốn. Các đồng thừa kế cùng hàng thừa kế có thể thỏa thuận phân chia thành các phần bằng nhau hoặc không bằng nhau nếu các đồng thừa kế cùng đồng ý với cách chia đó.

Trong trường hợp anh chị em trong hàng thừa kế thứ nhất họp bàn chia thừa kế theo thỏa thuận được thì cùng nhau lập biên bản về việc chia thừa kế,  thực hiện việc chia thừa kế theo biên bản thỏa thuận.

Trường hợp không thể bảo nhau phân chia theo thỏa thuận được thì người thừa kế có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật.

 

 

 

 

 

Sản Phẩm Liên Quan