Trả lương như nào cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trả lương như nào cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một băn khoăn của khá nhiều doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp lại có những đặc thù riêng. Như trường hợp của một doanh nghiệp dưới đây hỏi chi tiết về việc trả lương cho người đại diện theo pháp luật  (ĐDPL) của mình khi.

“Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài, họ làm ĐDPL cho 2 doanh nghiệp khác nhau. Vậy cho hỏi họ chỉ nhận lương từ 1 doanh nghiệp, doanh nghiệp thứ 2 không trả lương có được không.”

Với chi tiết một người làm việc cho 2 doanh nghiệp và: “chỉ nhận lương từ 1 doanh nghiệp, doanh nghiệp thứ 2 không trả lương có được không”.

Câu hỏi này, trước tiên liên quan đến tiền lương. Theo quy định về tiền lương trong bộ luật Lao động như sau 

Điều 90. Tiền lương

  1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
  2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
  3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Điều 95. Trả lương

  1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
  2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
  3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Tiếp theo, trong nội dung bạn đặt câu hỏi, tình huống của bạn còn liên quan đến việc “Đại diện theo pháp luật”. Quy định về người đại diện theo pháp luật và thù lao của ĐDPL trong Luật Doanh nghiệp như sau:

Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 66. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác

  1. Công ty trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
  2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty..

Một vấn đề khác cũng liên quan trường hợp của bạn là: “Người nước ngoài” và đang làm việc tại Việt Nam.

Là người nước ngoài sẽ liên quan giấy phép lao động, một số quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong Bộ luật Lao động như sau.

Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  3. b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  4. c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  5. d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 154 của Bộ luật này.

Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định củaLuật Luật sư.
  7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Như vậy, tưởng như đơn giản chỉ có một câu hỏi nhưng với tình huống của bạn lại liên quan đến khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn cần căn cứ vào quy định và thực tế của công ty mình (bạn chú ý như 2 công ty này độc lập với nhau hay cùng là công ty con của một công ty tập đoàn mẹ. Người nước ngoài làm đại diện theo pháp luật dưới dạng  ký hợp đồng lao động hay cổ đông, thành viên góp vốn. Nếu ký hợp đồng lao động thì ký với từng công ty hay ký với công ty mẹ, v.v. ) để xác định.

Sản Phẩm Liên Quan