Trách nhiệm cứu chữa người bị tai nạn giao thông.

Quy định của pháp luật về trách nhiệm cứu chữa người bị tai nạn giao thông.

Cứu chữa người bị tai nạn giao thông.

Cứu chữa người bị tai nạn giao thông.

Bên cạnh vấn đề đạo đức, pháp luật hiện hành cũng có những quy định về việc cứu giúp người bị tai nạn giao thông. Song song với những quy định này là những chế tài cụ thể cho từng hành vi vi phạm tương ứng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bao gồm:

1.Người điều khiển phương tiệnvà những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

-Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

-Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

-Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

-Bảo vệ hiện trường;

-Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

-Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

-Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

-Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 18 Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm của Luật giao thông đường bộ thì hành vi cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông mặc dù có điều kiện cũng được coi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Đối với hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể sẽ bị áp dụng chế tài xử phạt Hành chính hoặc xử lý Hình sự:

-Mức phạt hành chính trong trường hợp không cứu giúp người bị tai nạn giao thông được quy định tại Khoản 3 Điều 11, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

….

đ) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;

-Về xử lý hình sự: Việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có đủ các dấu hiệu thỏa mãn cũng có thể cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nói chung (không phân biệt trường hợp tai nạn giao thông hay các trường hợp khác như tai nạn lao động, bị tấn công…).

Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp”…

Như vậy, việc không cứu giúp người bị tai nạn giao thông không những vi phạm  đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Trên đây là khái quát các quy định của pháp luật về trách nhiệm cứu chữa người bị tai nạn giao thông.

— H2O —

Sản Phẩm Liên Quan