TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Ngoài việc chứng minnh điều kiện của bản thân một trong hai người cần cung cấp thêm những chứng cứ để chứng minh đối phương không đủ điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để nuôi dưỡng con như không có thu nhập; thường xuyên có hành vi bạo lực; đạo đức kém; thường xuyên nợ nần, cờ bạc,…

Sau khi ly hôn, có nhiều cặp vợ, chồng cả hai người đều muốn nuôi con hoặc cả hai đều không muốn nuôi con. Lúc này, giữa họ nảy sinh quan hệ tranh chấp quyền nuôi con.

  1. Tranh chấp quyền nuôi con khi cả hai đều muốn giành quyền nuôi con
  2. Cha mẹ giành quyền nuôi con khi nào?

Căn cứ theo điều 81, luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lạo động và không có tài sản để tự nuôi mình. Theo đó, sau khi ly hôn vợ, chồng sẽ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào vợ, chồng cũng thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con. Khi đó, Tòa án sẽ dựa vào nững tiêu chí đảm bảo cho sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của con đẻ đưa ra quyết định người trực tiếp nuôi con.

  1. Độ tuổi của con ảnh hưởng đến việc tranh giành quyền nuôi con.

Như đã nói ở trên, nếu sau khi ly hôn vợ, chồng không thể thỏa thuận việc ai sẽ trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ dựa vào những tiêu chí nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho đứa trẻ. Trong những tiêu chí đó có tiêu chí về độ tuổi của con, cụ thể như sau:

  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để bảo đảm cho sự phát triển tốt nhất cả sức khỏe, tâm sinh lý cho trẻ em dưới 3 tuổi. Bởi trong thời gian này đứa trẻ cần sự chăm sóc của người mẹ, điều này người cha khó có thể mà thay thế được.
  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Tức trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán sẽ hỏi ý kiến của con. Trên thực tếý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
  1. Những vấn đề cần chứng minh để dành quyền nuôi con.

Ngoài yếu tố về tuổi của con thì khi đưa ra quyết định ai được trực tiếp nuôi con Tòa án còn dựa vào những điều kiện khác về vật chất, tinh thần để đảm bảo đứa trẻ được chăm sóc, phát triển trong môi trường tốt nhất. Vì vậy, khi giành quyền nuôi con cha, mẹ phải chứng minh được những vấn đề cự thể sau:

  • Về điều kiện kinh tế: Người giành quyền nuôi con phải chứng minh mình có điểu điều kiện vật chất về thu nhập; chỗ ở; tài sản;,… để có thể nuôi con.
  • Về điều kiện tinh thần: phải chứng minh được mình có thời gian để chăm sóc; nuôi dưỡng; có thời gian để bên cạnh con; có đạo đức tốt và luôn đặt việc phát triển của con lên hàng đầu.
  1. Quyền, nghĩa của cha, mẹ khi khong trực tiếp nuôi con cái khia sau ly hôn.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi

  1. Quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Tuy không được trực tiếp nuôi con nhưng để đảm bảo cũng như tôn trọng quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái thì người không được trực tiếp nuôi con vẫn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép gây cản trở. Tuy nhiên, người không trục tiếp nuôi con không được lợi dụng việc thăm nom con để gây cản trở việc nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ con của người còn lại. Nếu người không trực tiếp nuôi con cố tình có hành vi gây cản trở trên thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó.

  1. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không trực tiếp nuôi con.

Căn cứ theo Điều 110, Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Như vậy, Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con. Căn cứ theo điều 11, Nghị quyết 02/2000/ NQ-HĐTP “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”.

Mức cấp dưỡng được hai bên thỏa thuận dựa trên thu nhập thực tế của người cấp dưỡng và mức nhu cầu chi tiêu của người con. Nếu hai bên không thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu Tòa án đưa ra quyết định về mức cấp dưỡng. Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu  mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn có thể được thay đổi khi có lý do chính đáng. Các bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi mức cấp dưỡng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì các bên yêu cầu Tòa giải quyết.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình thì người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án buộc người này thực hiện theo quy định tại điều 119 Luật hôn nhân gia đình 2014, cụ thể: “Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Về thẩm quyền giải quyết, người trực tiếp nuôi con cần chuẩn bị đơn yêu cầu về việc cấp dưỡng gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người cấp dưỡng cư trú để yêu cầu giải quyết. Trong đơn cần trình bày các thông tin như: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên Tòa án nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người bị yêu cầu; nội dung yêu cầu; ghi rõ ngày, tháng, năm, ký tên hoặc điểm chỉ,…Kèm theo đó phải có bản án, quyết định được yêu cầu, giấy khai sinh của con, sổ hộ khẩu và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

  1. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Quyền trực tiếp nuôi con không phải là cố định, trong một số trường hợp thì quyền trực tiếp nuôi con có thể bị thay đổi. Theo điều 84, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thay đổi người trực tieps nuôi con sau khi ly hôn khi có những căn cứ sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Trong trường hợpcó yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  3. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  4. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  5. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  6. Trong trường hợpxét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  7. Trong trường hợpcó căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
  8. a) Người thân thích;
  9. b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  10. c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  11. d) Hội liên hiệp phụ nữ.

 

  1. Tranh chấp quyền nuôi con khi cả hai sau khi ly hôn đều không muốn nuôi con.

Trên thực tế, không phải cặp vợ chồng nào sau khi ly hôn cũng muốn nuôi con mà có một số cặp vợ chồng sau khi ly hôn cả hai đều không muốn nuôi con. Trong trường hợp này, thông thường Tòa án sẽ giao con cho người có điều kiện về vật chất và tinh thần hơn để nuôi con. Tuy nhiên, có một số trường hợp cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương con thì Tòa án có hai giải pháp:

  1. Ưu tiên người giám hộ nuôi trẻ.

Như đã nói ở trên, yêu thương, chăm sóc con cái là nghĩa vụ, là trách nhiệm cua cha, mẹ không phụ thuộc vào ý trí của cha mẹ. Tuy nhiên, sau khi ly hôn cả cha và mẹ đứa trẻ đều không đủ điều kiện để nuôi dưỡng thì Tòa án sẽ giao con cho người giám hộ nuôi, căn cứ vào khoản 4 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “ Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Thứ tự ưu tiên của người giám hộ đương nhiên được quy định Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 về như sau:

“1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

  1. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
  2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”

Như vậy, thứ tự ưu tiên lần lượt là anh, chị ruột; ông, bà nội, ngoại; cô, dì, chú, bác (là anh, chị em của bố, hoặc mẹ của người chưa thành niên) sẽ là người giám hộ cho cháu chưa thành niên. Trong trường hợp người thân thích không có điều kiện làm giám hộ thì áp dụng chế độ cử người giám hộ theo Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2015.

  1. Tìm gia đình thay thế để nuôi trẻ

Trong trường hợp cha mẹ đẻ, người thân thích không có khả năng nuôi dưỡng bé thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Nội dung này được cụ thể hóa tại điểm b, khoản 2, điều 15 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

 Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi.

 Nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.

Như vậy, hai vợ chồng dù đã ly hôn không đồng nghĩa với việc chấm dứt nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con. Trừ khi cả hai người chứng minh được không đủ các điều kiện vật chất, tinh thần để nuôi con thì tòa án sẽ trao quyền nuôi con cho người giám hộ. Trường hợp không tìm được người giám hộ thích hợp thì sẽ yêu cầu UBND cấp xã tìm gia đình mới cho trẻ, trong thời gian này thì cháu sẽ tạm thời được nuôi tại cơ sở nuôi dưỡng tại địa phương.

Cho dù là giải pháp nào đi chăng nữa thì sự phát triển của một đứa trẻ vẫn rất cần tình yêu thương của cha mẹ ruột, vì vậy mong rằng những cặp vợ chồng dù không thể tiếp tục sống chung với nhau mà phải tìm đến quyết định ly hôn thì hãy cố gắng chăm sóc và yêu thương con mình, đừng để con mình lớn lên mà thiếu vắng tình thương của cha mẹ ruột.

 

Sản Phẩm Liên Quan