Hợp đồng thương mại

 Hợp đồng thương mại

Bill Gates, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Tập đoàn Microsoft đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay ? ” Một ứng viên đã trả lời: “Đó chính là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ tính nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, nhưng Bill Gates không nghĩ vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa và nhận anh ta vào làm việc.

Hợp  đồng là công cụ phát triển đối với mỗi doanh nghiệp (DN). Hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động hay hợp đồng thương mại đều đặc biệt có ý nghĩa trong mỗi giao dịch tương ứng của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị có hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự hiện là 2 dạng hợp đồng được DN sử dụng thường xuyên và dễ có sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn vô tình này có thể dẫn đến các hệ quả pháp lý không mong muốn đối với DN. Vì vậy, nắm được những điểm chung của 2 loại hợp đồng này đồng thời tôn trọng một số đặc thù của từng loại hợp đồng sẽ đặc biệt có ý nghĩa đối với DN trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch nhằm đảm bảo mục đích của mình khi tham gia giao dịch.

 

Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm Hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo LTM 2005, cụ thể tại Điều 1 LTM 2005, theo đó bao gồm : hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp dụng luật này.

1.1.           Đặc điểm của hợp đồng thương mại.

Hợp đồng thương mại mang những đặc điểm chung của hợp đồng nói chung, đồng thời mang những nét đặc trưng nhất định

Về chủ thể của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân. Đây là một điểm đặc trưng của hợp đồng thương mại so với các loại hợp đồng dân sự.

Như vậy, chủ thể trong Hợp đồng thương mại gồm thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tếđược thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên vàcó Đăng kí kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (Điều 2LTM 2005)

Nội dung của Hợp đồng thương mại

Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản Fsport247- Thương hiệu số 1️ về giày thể thao sneaker nam nữ Website:https://fsport247.com Hotline : 0975.203.498 của hợp đồng thương mại là nội dung của hợp đồng thương mại là hoạt động thương mại. Mỗi loại hợp đồng có những quy định nhất định về các điều khoản cơ bản. Ví dụ : Đối với hợp đồng mua bán thì điều khoản cơ bản bao gồm đối tượng và giá cả.

Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, được quy định tại BLDS 2005. Loại trừ những điều khoản của pháp luật có nội dung mang tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau những nội dung khác với nội dung quy định trong pháp luật. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa thuận. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào hợp đồng những điều khoản không có quy định nhưng các bên cảm thấy không cần thiết.

Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng , nhưng nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng. Trườnghợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản nàykhông có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng cóđiều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã đượcsửa đổi

 

Sản Phẩm Liên Quan