Xác định tranh chấp nào thuộc loại tranh chấp có giá ngạch và tranh chấp không có giá ngạch khi tính án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về tài sản không được quy định cụ thểtạiNghị quyết 01/2012/ NQ-HĐTP
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 thìcác loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm: “a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch; b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;c) Án phí dân sự phúc thẩm.”
Với quy định trên, để có thể xác định những tranh chấp dân sự nào thuộc trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch và vụ án dân sự có giá ngạch để xác định mức án phí mà các đương sự phải nộp là một vấn đề vô cùng khó khăn cho các đương sự khi khởi kiện vụ án dân sự. Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 24 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 thì:
“2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
- Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.”
Mặc dù quy định trên đã định nghĩa hai khái niện này, tuy nhiên việc xác định tranh chấp nào được coi là tranh chấp có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể và tranh chấp nào được coi là tranh chấp không xác định được bằng một số tiền cụ thể đối với các đương sự vẫn là một vấn đề khó. Do đó, để có thể xác định mức án phí đối với một số loại tranh chấp không được quy định cụ thể tạiPháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 và trongNghị quyết 01/2012/ NQ-HĐTP thì tại Điều 17, Nghị quyết 01/2012/ NQ-HĐTP về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể đã quy định:
“1. Đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Trường hợp ngoài tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ, đương sự còn có tranh chấp về bồi thường thiệt hại và yêu cầu Tòa án giải quyết, thì đương sự phải chịu án phí không có giá ngạch đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ và án phí có giá ngạch đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thì cần phân biệt như sau:
- a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
- b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.”Với quy định này có thể hiểu:
+ Nếu là tranh chấp về đòi quyền sở hữu tài sản thông thường mà để giải quyết tranh chấp đó, tòa án không phải tiến hành việc định giá tài sản mà chỉ xác định quyền sở hữu tài sản thuộc về bên nào mà không có liên quan đến việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì tranh chấp này được coi là tranh chấp không có giá ngạch và họ phải chịu mức án phí theo quy định hiện hành là 200.000 đồng theo quy định tại Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12
+ Đối với những tranh chấp về về việc đòi quyền tài sản mà để có thể xác định được quyền của các đương sự trong tài sản đó thì tòa án cần phải định giá tài sản đó. Hay đối với tranh chấp về xác định tài sản theo phần đối với các đương sự thì những tranh chấp này thuộc vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch. Mức án phí sẽ được xác định căn cứ theo giá trị của tài sản tranh chấp và phần giá trị mà mỗi bên tranh chấp được hưởng trong phần tài sản đó theo mức quy định tại Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 để xác định mức án phí phải nộp của các bên trong vụ tranh chấp đó.
+ Đối với những tranh chấp mà có cả hai yêu cầu đó là: tranh chấp đòi quyền sở hữu tài sản và có cả tranh chấp về bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc chiếm giữ tài sản đó, thì đương sự phải chịu án phí không có giá ngạch đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ và bị chiếm giữ trái phép đó và án phí có giá ngạch đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Lưu ý:Một số trường hợpđối với các tranh chấp vềhợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì cần phân biệt như sau:
+ Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
+ Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệuvà có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện.
+Đối vớitrường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa ánchấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạchđối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.