Tài sản chung hộ gia đình.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi trường hợp, vụ việc có những tình tiết khác nhau. Quý vị nên tham khảo ý kiến tư vấn cụ thể của Luật sư cho trường hợp của gia đình mình, không tùy tiện áp dụng các ý kiến tư vấn của bài viết vào trường hợp của mình. 

 

Câuhỏi:

Hợp đồng ủy quyền. Hiện tại mảnh đất của bố mẹ mang tên của 5 người: bố mẹ, chị Trang và vợ chồng người em trai. Hiện gia đình chị đã làm Hợp đồng ủy quyền sang cho người em trai trong đó ủy quyền cho toàn quyền quyết định như: chuyển nhượng, thế chấp, mua bán…. Vậy nếu em trai chị bán mảnh đất này thì những người còn lại có phải kí vào hợp đồng bán mảnh đất kia nữa không? …..

Câu trả lời:

Căn cứ tại Điều 108 BLDS 2005 quy định về tài sản chung của hộ gia đình

Điều 108. Tài sản chung của hộ gia đình

Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.”

Do vậy, tài sản của tất cả các thành viên đứng tên trên mảnh đất trong gia đình chị có quan hệ theo Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì được xem là tài sản chung của gia đình.Vì vậy, khi thực hiện các hợp đồng, văn bản giao dịch phải có sự đồng ý của các thành viên đứng tên trên mảnh đất đó.

Đồng thời tại Khoản 1 Điều 64 nghị định 43/2014/NĐ-CPhướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2013 có quy định như sau:

“1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.”

Hơn nữa, tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định:

“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, Nếu hợp đồng ủy quyền của gia đình chị đối với em trai chị về thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, thế chấp, mua bán,…. có chữ ký của các bên và công chứng  theo quy định của pháp luật thì em trai chị có quyền thực hiện các giao dịch mua bán về quyền sử dụng đất là hợp pháp. Trường hợp bán mảnh đất này thì không cần những người còn lại trong gia đình ký tên vào hợp đồng bán đất vì em trai chị có quyền bán đất theo hợp đồng ủy quyền hợp pháp mà gia đình chị đã lập ra.

 

Sản Phẩm Liên Quan