Tội của ngành ngân hàng

Tội của ngành ngân hàng.

Ngân hàng thương mại gọi chung là tổ chức tín dụng, được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật tổ chức tín dụng.

Trong bài viết này tôi đề cập một số tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự liên quan trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng. Nên có thể gọi là tội đặc thù riêng của ngành ngân hàng.

Bài viết mang mầu sắc, quan điểm cá nhân của người viết. người đọc chỉ để tham khảo. Người quản lý hoặc làm việc trong ngành ngân hàng biết như thêm một dấu chấm lưu ý trong tâm để cẩn thận hơn trong hoạt động điều hành của mình.  Người mắc lỗi, phạm tội rồi thì biết  để khắc phục, giảm thiểu thiệt hại cho cá nhân, tổ chức và cho chính mình.

Điều 178. Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng

Điều 179. Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

Điều 181. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác

Ba tội danh đó là tội danh riêng mà các cá nhân làm việc trong các tổ chức tín dụng nếu không cẩn thận thì có thể mắc phải.

Đặc biệt điều 179. Một trong những nguyên nhân gây thất thoát vốn của ngân hàng là hoạt động cho vay tùy tiện. vì cho vay không chặt chẽ dễ dẫn đến nợ xấu, nợ khó đòi. Tuy nhiên với hậu quả hoạt động ở một số ngân hàng gần đây gây ra thì hành vi bị xử lý đúng ra phải liên quan rất nhiều người. Nhưng thực tế chỉ có một số lãnh đạo cấp cao bị xử lý về tội danh theo “Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây là tội danh chung về quản lý kinh tế, không phải tội danh đặc thù của ngành tín dụng, ngân hàng. Chỉ xử lý 1 vài cán bộ chủ chốt về tội danh này trong khi không có ai bị xử lý về tội đặc thù của ngành ngân hàng là không hợp lý.

Điều 179. Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

  1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:
  2. A) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
  3. B) Cho vay quá giới hạn quy định;
  4. C) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
  5. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
  6. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
  7. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

Điều 180. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

  1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
  2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
  3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong khi thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận vốn ngân hàng để đầu tư phát triển doanh nghiệp thì nhiều doanh nghiệp lớn lại quá dễ dàng để vay được khoản vốn lớn.

Muốn ngành ngân hàng phát triển trong sạch thì chúng ta phải làm sao. phải sửa đổi, phải rút kinh nghiệm….

 

Sản Phẩm Liên Quan