Chuyện vui pháp luật

1.Vụ chia thừa kế đầu tiên  trong lịch sử nước Việt

Theo truyền thuyết Kinh Dương Vương thuộc dòng dõi Vua Thần Nông

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, một quyển sách theo quan điểm Nho giáo thì Kinh Dương vương có nguồn gốc như sau:

Nguyên Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh đóng lại đó rồi cưới Vụ Tiên nữ (鶩僊女)[4], sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục (祿續).

Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương vương

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi[1]. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Lĩnh Nam chích quái ghi lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân.

 

Như vậy, vụ chia nước thành 2 phương, phương Bắc cho con trưởng, phương Nam cho con thứ này có thể coi là vụ chia “di sản” ông cha để lại đầu tiên trong lịch sử nước Việt.

Cũng vì có truyền thuyết 2 anh em nhà Đế này mà chúng ta hay nói nước phương bắc của chúng ta là “anh – em”học thực hành kế toán ở đâu tốt tphcm

Cũng theo sách đại việt sử ký toàn thư thì Kinh Dương Vương là “ông nội” của Vua Hùng đời đầu tiên, cụ thể như sau:

Ông (Kinh Dương Vương) lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long[a], sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh ra 100 con trai, con cả là Hùng Quốc Vương (Hùng Đoàn) Đây là vị vua Hùng đầu tiên của nước Việt.

Sau mười mấy đời vua Hùng thì có giai đoạn nước Việt rơi vào thời kỳ “1000 năm bắc thuộc”… Đây có lẽ cũng được coi là “vụ tranh chấp về di sản thừa kế” quy mô nhất, trước sự tham lam của con cháu ông “Đế – Anh” thì con cháu ông “Đế – Em” bị thua. Tuy nhiên sau đó con cháu của ông Đế – Em với quá trình kiên nhẫn đấu tranh  đã giữ lại được phần gia sản mà ông cha tổ tiên mình được chia trước đây.

 

Lăng và Đền thờ Kinh Dương vương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng

 

(Bài viết sử dụng dữ liệu từ một số nguồn tư liệu khác, chỉ có tính chất tham khảo, không chính thống nên mọi người đề nghị không viện dẫn lại).

 

Sản Phẩm Liên Quan