Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy quy định trong BLHS 2015 và một số vấn đề hiện nay về sử dụng ma túy và cách khắc phục
Ma tuý từ khi xuất hiện đã thực sự là một thảm hoạ đối với con người và cộng đồng xã hội , vì vậy các nước trên thế giới cũng như Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đều kiện quyết đấu tranh phòng ngừa , ngăn chặn và đẩy lùi nó . Các Nhà nước Việt Nam từ chế độ phong kiến đến chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay đã có những đạo luật khác nhau để ngăn chặn ma tuý và tội phạm về ma tuý . Ngày nay , tội phạm về ma tuý ngày càng gia tăng và rất phức tạp , mang tính toàn câu và trở thành thảm họa chung của nhân loại
Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm hành vi vì phạm quy định về quản lý, sử dụng các chất ma tuý do Bộ luật hình sự quy định. Tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy và các loại thuốc gây nghiện, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của nòi giống dân tộc.
Tội phạm về ma tuý bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau nhưng đều có chung hai đặc điểm cơ bản:
1) Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm về ma tuý thể hiện ở sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường của con người cũng như đến hạnh phúc gia đình và trật tự công cộng nói chung;
2) Các tội phạm về ma tuý đều có chung đối tượng là các chất ma tuý (hoặc liên quan đến các chất ma tuý). Đó là các chất có khả năng gây nghiện cao cho người sử dụng. làm cho người nghiện không chỉ bị lệ thuộc vào chất đó mà còn làm cho họ bị tổn hại về nhiều mặt và thậm chí còn có thể đẩy họ vào con đường phạm tội để có tiền thoả mãn cơn nghiện.
Chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước là tổng thể các quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định liên quan đến vấn đề sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất. Các quy định về chế độ quản lý các chất ma túy được thể hiện trong Hiến pháp; Luật phòng, chống ma túy; các Nghị định của Chính phủ quy định về những vấn đề liên quan đến chế độ quản lý các chất ma túy, tiền chất quy định của các bộ, ngành (nhất là quy định của Bộ Y tế) liên quan đến chế độ quản lý chất ma túy.
– Do đặc tính dược lý của ma túy là loại độc dược gây nghiện nên Nhà nước xác lập chế độ thống nhất quản lý. Nhà nước nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất ma túy; nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt, sử dụng các chất ma túy cũng như các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
Các tội phạm về ma túy bao gồm năm nhóm hành vi sau:
– Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy;
– Các hành vi sản xuất trái phép chất ma túy; tàng trữ trái phép ma túy; vận chuyển trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma túy; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
– Tàng trữ, vận chuyển, mua, bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
– Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
– Hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Chủ thể của các tội phạm về ma túy là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của BLHS. Điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì trong 13 tội phạm về ma túy có 5 tội quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy). 8 tội còn lại, người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội phạm vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) là người có trách nhiệm trong công tác này.
Do tính chất đặc biệt nguy hiểm nên đường lối xử lí đối với tội phạm về ma tuý rất nghiêm khắc, nhiều tội có mức hình phạt cao nhất là hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Riêng đối với tội trồng cây thuốc phiện và tội sử dụng trái phép chất ma tuý thì đường lối xử lí lại lấy giáo dục là chính. Do vậy, điều luật khi quy định về các tội phạm này đều quy định thêm dấu hiệu để phân biệt giữa trường hợp chỉ bị coi là vi phạm với trường hợp bị coi là tội phạm, trong đó có dấu hiệu đã giáo dục…
Các tội phạm về ma túy được coi là những tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội nên hình phạt được quy định rất nghiêm khắc, 3 tội có mức án tử hình, 7 tội mức án tù chung thân, 2 tội có mức 10 năm; 1 tội có mức án đến 7 năm tù. Ngoài ra, trong từng tội còn quy định hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (vì động cơ của tội phạm về ma túy là lợi nhuận cao); bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
MÁCH BẠN 4 LOẠI NƯỚC HOA NỮ THƠM LÂU NHẤT
Chẳng hạn như : Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ( Điều 255 BLHS 2015 )
- Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
- Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên;
- b) Đối với 02 người trở lên;
- c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
- e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
- h) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
- b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
- d) Đối với người dưới 13 tuổi.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- b) Làm chết 02 người trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2.Phân tích và bình luận
Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 255 được hiểu là những hành vi chủ động tụ tập và tạo điều kiện cần thiết để tiến hành việc sử dụng trái phép chất ma tuý như đưa trái phép chất ma túy và cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác); cung cấp dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ. Người phạm tội có thể dùng nhiều thủ đoạn khác nhau như cho người khác dùng thử ma tuý để khiến họ bị nghiện, hoặc cho người khác sử dụng trái phép chất ma tuý không phải trả tiền ngay,…
Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên với lỗi cố ý trực tiếp sẽ phải chịu TNHS về tội phạm này.
Điều 255 BLHS năm 2015 quy định 4 khung hình phạt chính:
– Khung 1: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1.
– Khung 2: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2.
– Khung 3: phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 3.
– Khung 4: phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 4.
Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung là: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu bạn muốn liên hệ văn phòng để hỗ trợ pháp lý, mời liên hệ số tổng đài điện thoại của công ty: 1900636396