QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TỘI PHẠM GỒM NHỮNG GIAI ĐOẠN NÀO?
Công ty Luật Tô Cát xin kính chào quý vị khán giả, đến với chương trình phổ biến kiến thức pháp luật ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu quá trình thực hiện tội phạm gồm nhứng giai đoạn nào. Trách nhiệm hình sự của mỗi giai đoạn.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là gì?
Các giai đoạn thực hiện tội phạm được hiểu là các bước của quá trình thực hiện tội phạm. Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ diễn ra trong các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
Bộ luật hình sự hiện hành quy định có 3 giai đoạn thực hiện tội phạm như sau:
– Giai đoạn chuẩn bị phạm tội
-Giai đoạn phạm tội chưa đạt
– Giai đoạn tội phạm đã hoàn thành
- Chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật hình sự.
Những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm có thể là:
– Chuẩn bị kế hoạch phạm tội
– Tiến hành tìm kiếm công cụ phạm tội
– Sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội
– Quan sát, thăm dò địa điểm địa điểm phạm tội
– Thăm dò điều kiện liên quan xung quanh hoàn cảnh của nạn nhân…
Trách nhiệm hình sự:
Theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) những trường hợp người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự là:
– Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật hình sự
- Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Đặc điểm
– Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
– Người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng ( ở đây, hành vi của người phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt khách quan trong cấu thành tội phạm)
-Bản thân người phạm tội muốn tội phạm hoàn thành, tuy nhiên không thực hiện tội phạm đến cùng là do những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Những nguyên nhân khiến người phạm tội không thể thực hiện tội phạm đến cùng có thể là:
– Người bị hại tránh được hoặc chống lại được
– Người khác đã ngăn chặn được
– Những trở ngại khách quan khác
Trách nhiệm hình sự
Theo Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017) người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
- Tội phạm hoàn thành
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Đặc điểm:
– Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa
– Khi tội phạm hoàn thành thì người phạm tội có thể đã đạt được mục đích của mình nhưng cũng có thể chưa đạt được mục đích của mình
– Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm