Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài

Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì thẩm quyền điều tra, xét xử được xác định như nào.

Con ông A hộ khẩu ở Nghệ An sang Trung Quốc làm ăn bị con ông B đánh chết ở Trung Quốc. Ông B và con có hộ khẩu thường trú ở Bắc Ninh. Thi thể con ông A đã được mang về nghệ An. Ông A muốn tố cáo con ông B thì tố cáo ở đâu, cơ quan nào có thẩm quyền điều tra tội phạm?

                                                           

Trả lời:

Điều 6 Bộ luật hình sự hiện hành quy định công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.

Căn cứ Điều 93 Bộ luật hình sự quy định thì người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người;b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;c) Giết trẻ em;d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;n) Có tính chất côn đồ;o) Có tổ chức;p) Tái phạm nguy hiểm;q) Vì động cơ đê hèn.

Căn cứ khoản 2 Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự 2003  quy đinh: “bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử.”

Căn cứ khoản 4 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và khoản 2 Điều 11 pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ vào các cơ sở pháp lý trên xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án này là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh. Vì con ông B có nơi cư trú tại tỉnh Bắc Ninh.

Về tố giác tội phạm:

Căn cứ Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 5, Điều 7 thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC  thì Ông A có thể tố giác tội phạm tại các cơ quan gần nhất nơi ông A sinh sống sau: cơ quan điều tra trong công an nhân dân, Viện kiểm sát, Tòa án, Công an xã, phường, thị trấn, đồn, trạm Công an hoặc cơ quan  khác. Ông A có thể trực tiếp đi tố giác hoặc gửi đơn tố giác bằng đường bưu điện đến các cơ quan trên.

Sản Phẩm Liên Quan