Giám định trong tố tụng hình sự

Giám định  là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. xuất nhập khẩu và logistics

Việc trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định. Trong quyết định giám định phải ghi rõ yêu cầu giám định về vấn đề gì (như: thời điểm chết, nguyên nhân chết, chữ ký…). Đồng thời phải ghi rõ: họ tên người được trưng cầu hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; quyền và nghĩa vụ của người giám định; loại, số lượng, ký hiệu, đặc điểm, đặc trưng của dấu vết, tài liệu, đồ vật được giám định; các tài liệu, đồ vật mẫu để so sánh. học kế toán thực hành ở tphcm

Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

“1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

  1. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
  2. Nguyên nhân chết người;
  3. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
  4. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
  5. Mức độ ô nhiễm môi trường.”

Như vậy khi tiến hành xác minh sự thật vụ án mà gặp phải các trường hợp trên thì cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải ra các quyết định để trưng cầu giám định tư pháp. Theo quy định trên thì chỉ có 6 trường hợp là bắt buộc phải trưng cầu giám định. Trong hoạt động thực tiễn những hoạt động khác chỉ thật sự cần thiết mới xem xét trưng cầu giám định tránh việc lạm dụng “giám định”để kéo dài vụ việc. 

     

 

Sản Phẩm Liên Quan