Theo quy định của bộ luật Lao động 2012 thì công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ (trừ trường hợp được miễn không phải xin giấy phép). Bởi vậy để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình, người lao động là công dân nước ngoài nên tìm hiểu rõ những quy định sau đây: lớp học kế toán tổng hợp
- Trách nhiệm đề nghị cấp Giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trước 15 ngày người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải làm hồ sơ xin cấp Giấy phép cho người lao động đó gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, cấp giấy phép để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh và xuất trình trước các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. (Tốt nhất là làm hồ sơ trước khi nhập cảnh khoảng 1 tháng, vì không phải cứ nộp hồ sơ là được cấp giấy phép luôn, có thể hồ sơ không đạt yêu cầu, không đầy đủ sẽ phải nộp đi nộp lại nhiều lần) khóa học ngắn hạn tphcm
Bởi vậy, ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại giấy phép lao động), lúc đó các khoản chi lương cho người nước ngoài mới được đưa vào chi phí hợp lý. Nếu phát hiện ra doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngaoif không có Giấy phép lao động thì người lao động đó sẽ bị trục xuất ra khỏi Việt Nam, còn người sử dụng lao động sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam bằng hình thức phạt tiền hoặc/ và đình chỉ hoạt động ( quy định trong Điều 22 Nghị định số 95/2013/NĐ – CP ngày 22/8/2013
- Điều kiện cấp giấy phép lao động
Theo Điều 9 của Nghị định số 102/2013/ NĐ-CP ngày 5/9/2013 quy định cụ thể như sau:
« 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.»