Hàng xóm phía sau làm đơn kiện lấn ranh

Dưới đây là câu hỏi của một bạn đọc

“Nhà t có mảnh đất 100m2. Có sổ hồng đầy đủ, có giấy phép hồ sơ xây dựng đầy đủ, đang tiến hành xây dựng đúng trên diện tích đất trên sổ thì hàng xóm phía sau làm đơn kiện lấn ranh. UBND cấp xã đã thụ lý đơn nhưng có dấu hiệu bao che không muốn giải quyết để kéo dài trong khi gia đình t xây đúng theo diện tích trên số, người đứng đơn kiện thì bị tâm thần có sổ tâm thần của nhà nước, khu vực giáp ranh nhà t là đất công nhà nước quản lý nhưng người hàng xóm kia đã cất nhà ở trên đó nói là đất mình trong khi không có sổ sách gì Nhờ luật sư tư vấn phải làm thế nào ạ”

Thông thường trong thực tế mỗi trường hợp gặp phải sẽ liên quan đồng thời nhiều quy định trong các luật và văn bản hướng dẫn thi hành khác nhau. Thực tế trường hợp trên khi giải quyết có thể sẽ kéo dài phức tạp trong nhiều tháng, một câu tư vấn trả lời của luật sư chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không giải quyết ngay được vấn đề của quý độc giả. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin quy định pháp luật liên quan trường hợp của bạn trên như sau:

Thứ nhất, về điều kiện xây nhà, theo quy định trong Luật Nhà ở

Điều 54. Yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân

  1. Cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng của mình, được Nhà nước giao, bao gồm cả trường hợp giao đất do bồi thường về đất, đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thuê, mượn của tổ chức, cá nhân khác.

Điều 55. Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân

  1. Cá nhân tại khu vực nông thôn thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây:
  2. a) Tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở;
  3. b) Thuê đơn vị, cá nhân có năng lực về hoạt động xây dựng để xây dựng nhà ở đối với trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện xây dựng;
  4. c) Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở.

Như vậy, pháp luật quy định và tạo điều kiện cho công dân tự tạo lập chỗ ở hợp pháp bằng biện pháp là tự xây nhà trên đất của mình. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp cuả các hộ gia đình bên cạnh.

Thứ hai, về thời hạn giải quyết khiếu nại. Theo quy định trong luật Khiếu nại như sau:

Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Nếu thời hạn  giải quyết khiếu nại quá lâu, bạn có thể hỏi và thắc mắc với phía cơ quan nhà nước (Ủy ban) để được giải quyết kịp thời. Bạn cũng có thể lưu tâm đề cập vấn đề của bạn: Vì đối với trường hợp của bạn, có tranh chấp cũng là về ranh giới thửa đất, chứ không phải tranh chấp về quyền sử dụng của toàn bộ thửa đất mà bạn đang xây nhà. Bạn cũng phối hợp các cơ quan cung cấp giấy tờ liên quan.

Các bên và cơ quan chức năng có thể dựa trên giấy tờ nhà đất giữa hai bên và kiểm tra thực địa để giải quyết, hòa giải kịp thời.

Thứ ba, về năng lực pháp luật, hành vi dân sự:

Theo quy định của bộ luật Dân sự

Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

  1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
  2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
  3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

  1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
  2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
  3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

  1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

  1. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Theo quy định của bộ luật Tố tụng Dân sự.

Điều 69. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

  1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

Như vậy năng lực pháp luật là mọi người như nhau và có từ khi sinh ra đến khi mất đi còn năng lực hành vi là nói đến khả năng một người tự thực hiện các công việc, giao dịch cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Như trường hợp của người bị tâm thần họ vẫn có năng lực pháp luật ví dụ tài sản của họ là của họ, pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của họ như của người bình thường. Nhưng do nhận thức mà họ bị hạn chế khi tham gia các giao dịch dân sự, ví dụ họ bán nhà đất thì cần có người đại diện ký. Và lưu ý rằng 1 người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có tuyên bố của tòa án.

Trân trọng. !.

Sản Phẩm Liên Quan