Phân tích mục tiêu phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay?.
I.Các quan niệm, quan điểm và khái niệm liên quan
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại.
Mục tiêu là một ý tưởng của tương lai, hoặc kết quả mong muốn của một người hay một nhóm người đã hình dung ra, kế hoạch và cam kết để đạt được.[1] Những nỗ lực để đạt được mục tiêu trong một hữu hạn thời gian, bằng cách đặt ra hạn chót.
II.Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên nền tảng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn;
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Tầm nhìn và định hướng phát triển
“nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia”
Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030:
…đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.
Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII
..phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
Thủ tướng Chính phủ vừa cụ thể hóa kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại Quyết định 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012
xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, sử dụng KH-CN, tăng khả năng cạnh tranh, như sau:
– Cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản: nông nghiệp: 64.7 % (tầm nhìn 2030 là 55%); lâm nghiệp: 2% (tầm nhìn 2030 là 1.5%); thủy sản: 33.3% (tầm nhìn 2030 là 43.5%);
– Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của ngành nông – lâm – thủy sản: 3.5 – 4% (tầm nhìn 2030 là 3 – 3.2%);
– Kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản: 40 tỷ USD (tầm nhìn 2030 là 60 tỷ USD).
Về quy hoạch sử dụng đất, lúa vẫn là cây lương thực chủ đạo với quỹ đất ổn định từ năm 2020 là 3.182 triệu ha. Tiếp đó là ngô với 1.44 triệu ha, sắn là 450 ngàn ha. Diện tích phân bổ cho các loại cây trồng khác: mía 300 ngàn ha, chè 140 ngàn ha, cà phê 500 ngàn ha, cao su 800 ngàn ha…
Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống của nông dân. Xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.
Phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng trong TOP 15 nước phát triển trên thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng trong TOP 10 nước hàng đầu thế giới. Doanh nghiệp nông nghiệp được xác định có vai trò là trụ cột trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6% – 8%/năm. Lĩnh vực nông nghiệp có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.
Mục tiêu chung của chương trình là phát triển nông nghiệp bền vững, an toàn, thịnh vượng trên cơ sở phát triển phù họp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì, tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn trung bình cả nước.
Một nhiệm vụ trọng tâm khác là thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Kế hoạch cũng đề ra nhiệm vụ thực hiện xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn.