Nguyên thủ quốc gia (phần 4)

CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC

(phần 4)

  1. Điểm tương đồng và khác biệt của chế định nguyên thủ quốc gia trong chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa nói chung, chế định nguyên thủ quốc gia theo hiến pháp Nhật – Mỹ nói riêng

Về măt pháp lý quyền hạn của nguyên thủ quốc gia có những điểm rất chung không phụ thuộc vào chính thể. Điều đó có nghĩa là giữa các nguyên thủ quốc gia có những quyền hạn rất chung, do xuất phát từ những thông lệ quốc tế được nhiều người tuân theo khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia. Các hiến pháp đều quy đinh: nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về măt đối nội và đối ngoại. Trên phương diện thực tế, quyền hạn của quốc trưởng ở chính thể tổng thống được thực hiện một cách thực chất, xuất phát từ ý chí của quốc trưởng. ở chính thể đại nghị những quyền hạn của nguyên thủ quốc gia được thể hiện môt cách hình thức dưới sự bảo trợ, gò ép của các cơ quan nhà nước khác, nhất là bộ máy hành pháp.

Trong lĩnh vưc hành pháp, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia thể hiện ở việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao của cơ quan hành pháp. Ở chính thể cộng hòa tổng thống, sự gắn liền của tổng thống với hoạt đông hành pháp làm cho tổng thống có toàn quyền điều hành và cai trị đất nước. Nguyên thủ quốc gia ở Mỹ (Tổng thống)  được phê chuẩn các chức danh hành pháp cũng như chức danh tư pháp. Trong khi các quốc gia theo chính thể quân chủ đại nghị chức năng quyền hạn của các nguyên thủ trong việc bổ nhiệm này chỉ là hình thức.

Với tư cách nguyên thủ quốc gia các quốc trưởng (người đứng đầu nhà nước nói chung) đều có quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang, có quyền phong hàm cấp cao trong lực lương vũ trang. Nhìn chung ở chính thể cộng hòa tổng thống nguyên thủ quốc gia có khả năng thực hiện tốt quyền hạn này. Nhưng ở chính thể quân chủ nghị viện nguyên thủ thực hiện theo sự áp đặt của chính phủ.

Về lĩnh vực lập pháp, hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều có quyền công bố luật đã được thông qua. Về thẩm quyền phủ quyết không thông qua luật một số nguyên thủ quốc gia được quy định quyền này trong hiến pháp và sử dụng quyền ngoài thực tế nhưng đại đa số các nguyên thủ quốc gia không sử dụng quyền này ngoài thực tế mặc dù hiến pháp có quy định (như ở Anh).

Trong lĩnh vực đối ngoại, mọi Hiến pháp đều tuyên bố: nguyên thủ quốc gia có quyền thay mặt cho nhà nước về đối ngoại. Nhưng trên thực tế viêc thực hiện quyền hạn này cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào chính thể của mỗi nước. Các chuyến công du viếng thăm chính thức ra nước ngoài, các hoàng đế cũng như các vị tổng thống đều được tiếp đón trọng thể theo nghi lễ tiếp đón nguyên thủ quốc gia.  Các nguyên thủ quốc gia cũng có quyền bổ nhiêm hay triệu hồi các đại sứ, đại diện ngoại giao.

Trong lĩnh vực tư pháp, các nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các thẩm phán tòa án tối cao, một số thẩm phán của tòa án địa phương, có quyền ân xá, quyền giảm hình phạt…

Các nguyên thủ quốc gia có quyền trao tặng những danh hiệu cao quý như huân, huy chương…

Các nguyên thủ quốc gia được hưởng chế độ đãi ngộ đăc biệt. Ở chế độ quân chủ, các vị quân vương không những được  hưởng nhiều bổng lộc mà cả gia đình hoàng tộc đều được hưởng. Nhìn chung chế độ đãi ngộ, bổng lộc của các nguyên thủ ở chế độ quân chủ là cao hơn hẳn chế độ công hòa. Các Tổng thống chỉ được hưởng lương hang năm (cố định và thường thấp hơn rất nhiều các vị quân vương) và một khoản tiêu vặt. Ở khía canh này chúng ta thấy các nguyên thủ ở chế độ công hòa phải làm nhiều việc hơn nhưng lại được hưởng bổng lôc thấp hơn các vị quân vương.  Các Tổng thống cũng như Các vị quân vương cũng không phải gánh vác nghĩa vụ công dân, không phải đóng các loại thuế, …Tuy nhiên phần miễn trách nhiệm này ở các nước chế độ quân chủ được miễn gần như tối đa khỏi các trách nhiệm thông thường thì chế độ cộng hòa Tổng thống phạm các tội trọng tội vẫn bị Thượng, Hạ viện luân tội và buộc tội.

Thủ tục lên ngôi hoàng đế và bầu cử tổng thống. Việc lên ngôi hoàng đế thường theo nguyên tắc cha truyền con nối từ thời phong kiến trước nên người kế nhiệm chỉ cần sinh ra trong hoàng tộc và đáp ứng một số tiêu chuẩn nhỏ như là con trai, có uy tín không ăn chơi đua đòi là được lên ngôi. ở chính thể này người ngoài hoàng tộc không có cơ hội giữ vị trí nguyên thủ quốc gia. Ở chính thể cộng hòa, người đứng đầu nhà nước thường do nhân dân bầu trực tiếp hoặc do quốc hội bầu nên sẽ rất khó lên chức nguyên thủ, thường là phải trải qua cuôc tranh cử vận động phức tạp mới có cơ hội trúng cử. Tuy nhiên ở chính thể này bất cứ ai cũng có cơ hội trở thành nguyên thủ quốc gia nếu được trúng cử.

Sản Phẩm Liên Quan