Nguyên thủ quốc gia (P.2)

CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC

(Phần 2)

  1. Nguyên thủ Quốc gia trong chính thể Quân chủ

1.1Đặc điểm chung

Trong mô hình quân chủ , vua là nguyên thủ quốc gia  là biểu tượng quốc gia , giữ cương vị suốt đời và được lựa chọn theo nguyên tắc cha truyền con nối( Nhật Bản, Thụy Điển Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Một số nước Trung Đông.) hoặc cũng có thể truyền lại cho những người trong Hoàng tộc, theo quy định của Hiến pháp , pháp luật nước đó.

Xét về thẩm quyền trong lĩnh vực lập pháp , hành pháp và tư pháp của nguyên thủ quốc gia trong mô hình quân chủ , chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau.

– Trong Mô hình Quân chủ tuyệt đối , nguyên thủ quốc gia ( vua ) là người đứng đầu cơ quan hành pháp , toàn quyền bổ nhiệm nội các, cơ quan lập pháp chỉ có nhiệm vụ tư vấn cho nhà vua. Trong lĩnh vực tư pháp , mặc dù có hệ thống tòa án, nhưng Vua là người có quyền cao nhất , có quyền xét xử cuối cùng.

– Trong mô hình quân chủ nghị viện, Nguyên thủ quốc gia không có thực quyền trong hành pháp mà chỉ mang tính tượng trưng , về nguyên tắc, vua có quyền bổ nhiệm thủ tướng, Hiến pháp của nhật bản còn quy định cụ thể hơn tại Điều 6 : “ Hoàng đế bổ nhiệm thủ tướng do Quốc hội giới thiệu. Theo đề nghị của thủ tướng, nhà vua bổ nhiệm các bộ trưởng.

Nghị viện là cơ quan lập pháp, nhưng nguyên thủ quốc gia cũng có một số thẩm quyền nhất định trong lập pháp. Ở một số nước, nhà vua có quyền ban hành các văn bản ( có giá trị như Luật ) , có quyền phủ quyết các dự án luật được nghị viện thông qua, Nhà vua cũng có quyền công bố các tu chính án hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh.

– Công việc xét xử chủ yếu do tòa án đảm nhận. Tuy nhiên, nhà vua cũng có một số quyền hạn tư pháp nhất định, chẳng hạn như quyền ân xá, đặc xá vv..

Ngoài những quyền hạn nói trên, thông thường , nguyên thủ quốc gia còn là người thay mặt nhà nước về mặt đối ngoại, có quyền thưởng Huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, Nguyên thủ quốc gia được miễn trừ trách nhiệm , trừ khi phạm tội phản bội tổ quốc.

Nhìn chung ngày nay trên thế giời còn rất ít quốc gia theo mô hình quân chủ tuyệt đối đa số những quốc gia theo chế độ quân chủ còn tồn tại ngày nay theo chế độ quân chủ nghị viện.  Ở những quốc gia này mọi hoạt động của nguyên thủ quốc gia đều có sự đồng ý hoặc do nhu cầu thúc ép của các vị bộ trưởng hay người đứng đầu bộ máy hành pháp ( thủ tướng). Điều đó có nghĩa rằng chế định nguyên thủ quốc gia ở các nhà nước theo chính thể quân chủ ngày nay bị hạn chế rất nhiều không còn như thời phục hưng thời phong kiến thịnh hành nữa.

1.2 Đặc điểm chế định nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp Nhật Bản

Theo quy định trong Hiến pháp Nhật bản thì Hoàng Đế là biểu tượng của quốc gia theo Điều 1 Hiến Pháp: “Hoàng đế là biểu tượng của quốc gia và cộng đồng dân tộc, vị trí của Hoàng đế xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân một nước có chủ quyền”. Nếu như Hiến pháp Liên bang Nga quy định rõ “Tổng thống Liên bang Nga là nguyên thủ quốc gia”. (Điều 80, Hiến Pháp Liên bang Ng). Trong hiến pháp của Nhật không nói rõ Hoàng đế là nguyên thủ nhưng với chức năng là biểu tượng quốc gia và Hoàng đế Nhật bản thay mặt nhân dân thực hiện các quyền như trong Điều 7 Hiến pháp thì Hoàng Đế Nhật bản chính là nguyên thủ của quốc gia này.

Chế độ lên ngôi và truyền ngôi của Hoàng đế Nhật bản. Theo quy định của Hiến pháp thì Ngai vàng – biểu tượng quyền lực của hoàng đế được kế vị tức là vẫn duy trì chế độ truyền ngôi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên bản hiến pháp Nhật bản chính là một văn bản trói chặt mọi quyền lực thưc tế của Hoàng đế, ngay cả việc truyền ngôi. Nếu như trong thời phong kiến trước đây, chế độ quân chủ tuyệt đối, nhà vua khi về già được quyền tự quyết việc truyền ngôi lại cho ai, cho con nào, thì hiện tại theo Hiến pháp Nhât bản, việc truyền ngôi của Hoàng đế phải phù hơp với Luật hoàng gia do quốc hội thông qua như quy định trong Điều 2, Hiến pháp Nhật bản.

Điều 2

Ngai vàng được kế vị và sự kế vị đó phải phù hợp với Luật Hoàng gia do Quốc hội thông qua.

Về quyền lực của nguyên thủ quốc gia (Hoàng đế) theo Hiến pháp. Theo quy định trong Hiến pháp Nhật thì HOàng đế “chỉ có trách nhiệm đai diện quốc gia như đã ghi trong Hiến pháp” (Điều 3, Hiến pháp)

Và thay mặt nhân dân thực hiện các quyền như trong Điều 7 Hiến pháp

Điều 7

Dưới sự đồng ý của Nội các, Hoàng đế thay mặt nhân dân thực hiện các quyền sau:

– Ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh của Nội các và hiệp ước;

– Triệu tập Quốc hội;

– Giải tán Hạ nghị viện;

– Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội;

– Bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức theo pháp luật hiện hành, có toàn quyền trong việc uỷ nhiệm thư với đại sứ, bộ trưởng;

– Thực hiện ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phục quyền công dân;

– Trao huân chương;

– Xác định việc Quốc hội chuẩn y các hiệp định quốc tế, các văn bản ngoại giao theo pháp luật hiện hành;

– Tiếp đón các Bộ trưởng và Đại sứ quốc tế;

– Đại diện quốc gia trong các buổi lễ long trọng.

Mọi hoạt động liên quan đến Nhà nước của Hoàng đế đều phải thông qua Nội các (Chính phủ), Hoàng đế không được tự quyết định bất cứ vấn đề gì liên quan quyền lực nhà nước.

Liên quan nhân sự cấp cao của nhà nước, Điều 6, Hiến pháp Nhật bản quy định Hoàng đế đươc quyền bổ nhiêm Thủ tướng theo đề nghị của quốc Hội, bổ nhiệm thẩm phán đứng đầu tòa án tối cao theo đề nghị của nội các.

Điều 6

Hoàng đế bổ nhiệm Thủ tướng theo chỉ định của Quốc hội đồng thời bổ nhiệm Thẩm phán đứng đầu Toà án tối cao theo đề nghị của Nội các.

Quyền bổ nhiệm này cũng chỉ mang tính hình thức hợp thức hóa đề nghị của Quốc Hôi và Nội các, đây là chức năng chung của các nguyên thủ quốc gia.

Hiến pháp Nhât Bản, Điều 4 đã nêu rõ  Hoàng Đế không có quyền lực trong chính phủ, như vậy là phủ nhận hoàn toàn, tuyệt đối vai trò của nguyên thủ quốc gia trong quyền hành pháp, quyền lãnh đạo trực tiếp đất nước.

Điều 4

Hoàng đế chỉ có trách nhiệm đại diện quốc gia như đã ghi trong Hiến pháp, Hoàng đế không có quyền lực trong chính phủ.

Hoàng đế có thể uỷ quyền đại diện quốc gia cho người khác nhưng phải phù hợp với các điều khoản trong Hiến pháp.

Để kiềm chế nạn tham nhũng, Hiến pháp Nhật bản cũng như nhiều Hiến pháp nước khác có quy định rõ ràng về chế độ tặng quà và nhận quà của nguyên thủ quốc gia. Điều 8, Hiến pháp quy định:

Điều 8

Không có sự cho phép của Quốc hội, không ai được tặng tài sản cho Hoàng gia, Hoàng gia cũng không được nhận hay cho tặng phẩm nếu không có sự chấp thuận kể trên.

Nhìn chung là chế định nguyên thủ quốc gia trong chính thể quân chủ hiện nay mang nhiều tính hình thức chủ yếu là tính đại diện cho quốc gia, không có nhiều thưc quyền. Hiến pháp Nhât  bản đã cho thấy rõ tính hình thức của nguyên thủ quốc gia (Hoàng đế) ở chính thể nhà nước quân chủ này.

Sản Phẩm Liên Quan