Tội bức tử hay tội giết người

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một tình huống như sau, tình huống được xây dựng theo thông tin cung cấp của một người dân.

Chị H và P kết hôn và sinh một con trai trong năm 2015, trong thời gian kết hôn có mâu thuẫn nên chị H về sống cùng bố mẹ đẻ, đến cuối năm 2016 thì ly hôn, việc nuôi và chăm sóc con do chị H lo liệu. Trong thời gian ly hôn anh P nhiều lần hăm dọa và gây rối chị H và gia đình chị, mục đích là muốn quay về sống chung với chị H.

Đến cuối năm 2022 (31/12/2022), chị H về ở chung trở lại với P., mục đích là để cho con trai có bố. Trong thời gian ở chung anh P thường xuyên bạo hành chị H.

Sau 10 ngày về chung sống với anh P, 11/1/2023 gia đình chị H nhận được thông tin chị H nhảy lầu “tự tử”.  rơi từ tầng 9 xuống tầng2.

Trong ngày xảy ra vụ việc trên, con trai chị H (8 tuổi) kể rằng, trước khi xảy ra việc mẹ rớt lầu, “hai ba mẹ cãi lộn”, “nghe thấy tiếng cãi nhau um xùm giữa 2 giờ đêm”

Cơ quan CSĐT Thông báo kết luận giám định tử thi của chị H, kết luận giám định ghi “có nhiều thương tích bầm tụ máu cũ, mới trên cơ thể“, “Nguyên nhân chết: Đa chấn thương”, “Có chấn thương phần mềm trên cơ thể xảy ra nhiều lần trước khi chết“, “Cơ chế hình thành các vết thương trên do vật tày tác động lên cơ thể hoặc phần cơ thể tiếp xúc với vật tày gây ra”…Có chấn thương phần mềm trên cơ thể xảy ra nhiều lần trước khi chết. Thời gian hình thành các vết thương này trên 24 giờ“.

Nhân chứng tại hiện trường cho biết có nghe thấy đứa con (8 tuổi) hỏi: tại sao ba đẩy mẹ xuống? anh P nói, ba không đẩy mẹ xuống, mẹ tự nhảy xuống. anh P lại nói với con: Ai hỏi con thì con nhớ nói, mẹ nhảy lầu”

Theo quy định của pháp luật liên quan và tình tiết vụ việc, chúng tôi thấy một số điểm như sau:

Hai người có mâu thuẫn trước khi xảy ra vụ việc. và

Với tình tiết:  Nhân chứng tại hiện trường cho biết có nghe thấy đứa con (8 tuổi) hỏi: tại sao ba đẩy mẹ xuống? anh P nói, ba không đẩy mẹ xuống, mẹ tự nhảy xuống. anh P lại nói với con: Ai hỏi con thì con nhớ nói, mẹ nhảy lầu”

Hành vi đẩy người khác xuống từ trên cao, nhà cao tầng, dù là có chủ ý từ trước hay nhất thời trong lúc tức giận cũng là hành động tước đoạt tính mạng của người khác. Hành vi này có dấu hiệu của tội giết người.

Theo quy định, Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 123. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
  2. a) Giết 02 người trở lên;
  3. b) Giết người dưới 16 tuổi;
  4. c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  5. d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

  1. e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  2. g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  3. h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  4. i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  5. k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
  6. l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  7. m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
  8. n) Có tính chất côn đồ;
  9. o) Có tổ chức;
  10. p) Tái phạm nguy hiểm;
  11. q) Vì động cơ đê hèn.
  12. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  13. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  14. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi của chồng H có thể cấu thành tội giết người theo khoản 2 Điều 123 như trên

Trong trường hợp lời khai của nhân chứng tại hiện trường là không đúng, các tình tiết khác trong vụ án thể hiện P không phải phạm tội giết người. Thì với tình tiết: Trong kết luận giám định có thể hiện nhiều vết thương, bầm tím hình thành trước lúc chết và trong quá trình chung sống có thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, ở đây là anh P đánh chị H

Có chấn thương phần mềm trên cơ thể xảy ra nhiều lần trước khi chết.

có nhiều thương tích bầm tụ máu cũ, mới trên cơ thể

Có chấn thương phần mềm trên cơ thể xảy ra nhiều lần trước khi chết. Thời gian hình thành các vết thương này trên 24 giờ“.

trước khi xảy ra việc mẹ rớt lầu, “hai ba mẹ cãi lộn”, “nghe thấy tiếng cãi nhau um xùm giữa 2 giờ đêm”

Với những tình tiết đặc biệt đó, thì P có hành vi đánh đập, hành hạ, bức bách người khác là chị H dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể là dấu hiệu phạm vào tội bức tử, vì những lý do xuất phát từ hoàn cảnh khi đó đã thúc đẩy hành vi tự sát bằng nhảy lầu của chị H.

Nội dung mà chúng tôi trình bày dưới đây là dựa trên những thông tin được nêu trong tình huống, trường hợp phát sinh những thông tin tình tiết khác sự việc có thể theo hướng khác.

Xin cảm ơn Quý vị đã chú ý đón xem.

Sản Phẩm Liên Quan