Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

  1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 137 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 cụ thể như sau:.

“Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
  2. a) Hành hung để tẩu thoát;
  3. b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
  4. c) Tái phạm nguy hiểm;
  5. d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
  7. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  8. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  9. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
  10. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
  11. b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  12. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng”.

* Dấu hiệu nhận biết:  Đây là hành vi công khai lợi dụng khó khăn của người khác trong việc quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản của người đó mà không dùng vũ lực, đe doạc sử dụng vũ lực hay bất kỳ thủ đoạn nào uy hiếp tinh thần người bị hại.

  1. Bình luận về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 137 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

  Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản.

* Chủ thể

Chủ thể thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thực hiện một cách công khai. Hành vi của chủ thể thực hiện tại thời điểm mà chủ tài sản không có điều kiện để có thể ngăn cản cho hành vi ấy không xảy ra.

 *Khách thể

Khách thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản, tài sản bị công nhiên chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu hay chịu sự quản lý của chủ sở hữu, nhưng bị người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

* Mặt khách quan

– Hành vi chiếm đoạt tài sản công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khác như thiên tai,, hỏa hoạn, chiến tranh… (khác với tội cướp giật ở chỗ không cần sự nhanh chóng)

* Mặt chủ quan.

– Lỗi của người có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản biết tài sản đó đang có người quản lý nhưng vẫn muốn tài sản đó thuộc về mình, họ cũng biết rằng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt của họ nên họ thực hiện hành vi 1 cách công khai, không sử dụng bạo lực, đe dọa hay uy hiếp tinh thần của chủ tài sản.

– Mục đích chiếm đoạt tài sản

Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt

 Thứ hai: Về hình phạt

          Mức hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được chia thành năm khung cụ thể như sau:

  • Khung 1 ( khoản 1)

Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu tài sản bị chiếm đoạt giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

  • Khung 2 ( khoản 2)

Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+) Hành hung để tẩu thoát;

+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

+) Tái phạm nguy hiểm;

+) Gây hậu quả nghiêm trọng.

– Khung 3 ( khoản 3)

Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

+) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Khung 4 ( khoản 4)

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

+) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

–  Hình phạt bổ sung( khung 5)

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng

 

Sản Phẩm Liên Quan