Tội danh và hình phạt của tội này được quy đinh chi tiết tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017, như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức; - b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia; - d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
- e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
- g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Vậy hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là gì?
Hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng và không thể khôi phục lại được giá trị của nó. Ví dụ: hành vi đập nát tài sản của người khác, đốt tài sản cháy thành tro bụi, …
Cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm giảm đáng kể giá trị sử dụng hoặc mất một phần giá trị của tài sản, Tài sản đó có thể khôi phục lại giá trị hoặc khôi phục lại một phần giá trị. Ví dụ: hành vi ném gạch đá vào một bộ phận của xe, ….
Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hoá chất để huỷ hoại tài sản…
Tội phạm gồm hai hành vi độc lập nhưng lại cùng tính chất nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật. Do đó, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định người phạm tội huỷ hoại tài sản hay chỉ cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu người phạm tội có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng con người thì bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi đó còn có thể cấu thành thêm tội khác và được quy định bởi các tội danh về xâm phạm sức khỏe, tính mạng của con người.
Đối với tội này, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người thực hiện phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên: Bị truy cứu trách nhiệm hình sự mọi trường hợp với mọi khung hình phạt quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015.
– Người từ đủ 14 tuối tới dưới 16 tuổi: Chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp quy định tại khoản 3,4 tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy,
- Dù bực tức, không vừa lòng với người khác, (như thấy ô tô họ đậu trước cửa nhà mình vướng lối đi), hay vi bất cứ ly do gì cũng không được tùy tiện phá hủy tài sản của họ.
- Trách nhiệm hình sự với tội này: nhẹ nhất là: Cải tạo không giam giữ, nặng nhất là phạt tù đến 20 năm. Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ (nếu lạm dụng chức vụ để hủy hoại, làm hư hỏng tài sản), cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (nếu công việc liên quan đến trông coi tài sản nhưng lại làm tài sản của người ta bị hủy hoại, hư hỏng)