Xóa án tích, cơ hội để người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng

Câu hỏi:  Phân tích quyền và nghĩa vụ pháp lý của người đã được xóa án tích và người chưa được xóa án tích.

Trả lời:

Chế định xóa án tích được quy định trong BLHS thể hiện tinh thần nhân đạo của luật pháp Việt Nam đối với người bị kết án.Nhà nước ta đã ghi nhận sự nỗ lực cải tạo của người phạm tội nhằm xóa bỏ đi quá khứ đã từng bị kết án của mình, từ đó giúp xóa bỏ thành kiến của xã hội đối với người phạm tội, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, quy định về xóa án tích có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người phạm tội mà còn giúp xã hội ngày càng phát triển và văn minh.Trong khuân khổ bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp về quyền và nghĩa vụ của người đã được xóa án tích và quyền và nghĩa vụ của người chưa và người đã được xóa án tích.

Bộ luật hình sự 2015 được ban hành và chưa có hiệu lực tuy nhiên trên thực tế vẫn áp dụng một số điều có lợi cho người phạm tội cụ thể Quốc hội ban hành nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Khoản 4 Điều 1 Nghi-quyet 144 -2016-QH13  lùi hiệu lực bộ luật hình sự tố tụng cơ quan điều tra hình sự thi hành tạm giữ.

          “Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016:    

  1. a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13về việc thi hành Bộ luật Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/ b) Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này;
  2. c) Các quy định khác tại Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự và tại Nghị quyết số 110/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự có ghi thời điểm “ngày 01 tháng 7 năm 2016” được lùi đến thời điểm “ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành”.

QH13“;

– Khoản 3 Điều 7 BLH 2015 quy định như sau:

” Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy địnhmột hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi ápdụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trướ c thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành” .

Theo đó người được xóa án tích, và quy định có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

  1. Khái niệm xóa án tích:

Điều 69 BLHS 2015 quy định về xóa án tích như sau:

          “1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

  1. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”.

Xóa án tíchđược hiểu là xóa bỏ việc mang án tích công nhận, coi như chưa bị kết án đối với những người trước đó đã bị Tòa án xét xử, kết tội. Khi một người được xóa án tích phạm tội mới thì tóa án không được căn cứ vào tiền án đã được xóa án tích để xác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.

Có ba trường hợp được xóa án tích là: Đương nhiên được xóa án tích được quy định tai Điều 70,  xóa án tích theo quyết định của Tòa án quy định tại Điều 71, xóa án tích  quy định tại Điều 72 trong trường hợp đặc biệt BLHS 2015

Ngoài ra Pháp luật hình sự 2015  quy định về xóa án tich cho người dưới 18 tuổi tại Điều 107.

Người được xóa án tích là người đã chấp hành xong bản án, ( hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các điều kiện khác của bản án như án phí, mức phí bồi thường cho người bị hại, và hết thời hạn xóa án tích….). Người chưa được xóa án tích là người chưa chấp hành xong bản án, hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa chấp hành các quy định khác của bản án như án phí; chấp hành xong bản án nhưng chưa hết thời hạn để được xóa án tích…; các trường hợp được xóa án tích được quy định cụ thể từ Điều 70 đến 73 đối với từng trường hợp được xóa án tích pháp luật hình sự 2015.

  1. Quyền và nghĩa vụ của người đã được xóa án tích.

Hiện nay pháp luật chưa có văn bản nào quy định cụ thể đối với quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với người được xóa án tích song bộ luật hình sự 2015 có quy định về người được xóa án tích như sau:      

Điều 69 BLHS. 2015 quy định về người được xóa án tích:

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”.

Như vậy người được xóa án tích coi như chưa bị kết án, quy định này cũng có nghĩa là người bị kết án trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2015 không thuộc trường hợp tái phạm, cũng không thuộc trường hợp được coi là dấu hiệu định tội của một số tội phạm có quy định về các trường hợp đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

*Về mặt lý luận: Người được xóa án tích được tham gia vào các quan hệ pháp luật người được xóa án tích coi như chưa bị kết án” ( Khoản 1 Điều 69 BLHS 2015). Khi được xóa án tích thì người được xóa án tích được coi như chưa bị kết án khi đó được tham gia váo các quan hệ pháp luật và có quyền, nghĩa vụ đầy đủ như 1 công dân bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp người đã được xóa án tích tham gia vào quan hệ pháp nào thì phải đáp ứng được các điều kiện nhất định.

Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:

“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

 Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Theo đó khi được xóa án tích người đó được tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật có các quyền công dân về chính trị, dân sự,kinh tế, văn hóa, xã hội công nhận, tôn trọng và bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật, và quyền công dân, và quyền con người bị hạn chế theo quy định của luật…

Trong một số trường hợp người đã được xóa án tích tham gia vào quan hệ pháp nào thì phải đáp ứng được các điều kiện nhất định.

Theo quy định tại Điều 643 BLDS 2005 quy định về người không được quyền hưởng di sản:

“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  1. a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  2. b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  3. c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  4. d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
  5. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.

Người được xóa án tích muốn được thừa kế của bố mình mà trước đó đã phạm tội cố ý gây thương tích với chính bố mình thì sẽ không được là làm người thừa kế tài sản của Bố mình nếu bố mình chết mà ko để lại di chúc tức bị tước quyền thừa kế trừ trường hợp bố mình để lại di chúc cho người con “đã được xóa án tích”

*Về mặt pháp lý:Người được xóa án tích được coi như không có án tích.Với chế định xóa án tích góp phần thực hiện thống nhất nguyên tắc công bằng, mặt khác thể hiện tính nhân đạo tôn trọng quyền con người của pháp luật hình sự.

* Về mặt thực tiễn:

          Tòa án và cơ quan lý lịch tư pháp áp dụng thực tiễn các quy định đối với những người được xóa án tích điều đó củng cố tăng cường pháp chế, trật tự pháp luật, bảo vệ quyền con người, khi đó tạo được lòng tin cho người đã được xóa án tích, góp phần giúp đỡ những người này quay trở về xã hội để học tập, để làm việc.

Trên thực tế người chưa được xóa án tích sẽ bị hạn chế  hơn về quyền, cụ thể là ghi trong phiếu lý lịch tư pháp.

Theo khoản 2 Điều 42 về Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định về tình trạng án tích thì:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

  1. b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
  2. Quyền và nghĩa vụ của người chưa được xóa án tích.

Quyền và nghĩa vụ của người chưa được xóa án tích sẽ bị hạn chế hơn so với người được xóa án tích.

Tại điều 4 NĐ 80/2011 quy định vềcác biện pháp bảo đảm tái hòa nhậpcộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù

1. Quyền của người chấp hành xong án phạt tù:

  1. a) Được chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện giúp đỡ để tái hòa nhập cộng đồng;
  2. b) Được đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
  3. c) Được quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xóa án tích khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi có nhu cầu.
  4. Nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù:
  5. a) Phải trở về nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù hoặc Giấy chứng nhận đặc xá với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, đơn vị công tác cũ theo đúng thời gian quy định;
  6. b) Chịu sự quản lý, giáo dục, giám sát của chính quyền địa phương, đơn vị, tổ chức xã hội và nhân dân nơi cư trú, công tác, học tập trong thời gian chưa được xóa án tích;
  7. c) Định kỳ báo cáo kết quả chấp hành pháp luật và việc thực hiện các cam kết, nghĩa vụ dân sự (nếu có) với chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi cư trú, công tác, học tập;
  8. d) Tích cực lao động, học tập và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật khác”.

Theo đó quyền và nghĩa vụ của người chưa được xóa án tích so với người được xóa án tích sẽ bị hạn chế hơn so với người được xóa án tích, “người chưa được xóa án tích chịu sự quản lý của chính quyềnđịa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi cư trú học tập công tác,…”

Đúc kết lại quyền và nghĩa vụ pháp lý của người chưa được xóa án tích hạn chế hơn so với người đã được xóa án tích. Người đã được xóa án tích được tham gia và các quan hệ pháp luật tuy nhiên trong một só trường hợp người được xóa án tích phải đáp ứng được các quy định của pháp luật. Chế định xóa án tích theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 có nhiều điểm có lợi hơn cho người phạm tội, giúp người được xóa án tích nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, thể hiện nguyên tắc công bằng thống nhất nhất, tính nhân đạo, tôn trọng quyền con người. Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, vì h vai trò của pháp luật là vô cùng quan trọng trong đời sống. Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội vì vậy giúp đỡ tạo điều kiện cho người đã được xóa án tích, và những người chưa được xóa án tích quay trở về hòa nhập, làm việc và học tập với cuộc sống là một việc cần thiết và quan trọng.

 

Sản Phẩm Liên Quan