Nguyên thủ quốc gia

CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG HIẾN PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Môn học: Hiến pháp so sánh

Giảng viên: TS. Đặng Minh Tuấn

Học viên:  Tô Hồng Thế

Lớp : CH k20-HPHC

 

Phần 1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.GIÁO TRÌNH LUẬT HIẾN PHÁP CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN

Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội -2001

 

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Ban biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội -2012

 

3.TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Văn phòng quốc hội, Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội -2009

 

  1. Lê Minh Đức – Nguyễn Nghị (1994), Lịch sử nước Mỹ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

 

  1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Chính trị (2012), Tập bài giảng Chính trị học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

 

  1. GS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2007), Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

 

  1. William A. Degregorio (1998), Bốn hai đời Tổng thống Hoa Kỳ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

 

8.http://tuanhsl.blogspot.com/2013/09/hinh-thuc-nha-nuoc-uong-ai.html

 

Nguyên thủ quốc gia ở mỗi nước có tên gọi, vị trí , chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước , hay nói cách khác là phụ thuộc vào hình thức chính thể của những Nhà nước đó. Trong một số quốc gia, nguyên thủ quốc gia kiêm trách nhiệm đứng đầu quyền hành pháp như Tổng thống Hoa Kỳ, tổng thống Hàn Quốc, chủ tịch Cu ba, chủ tịch Trung Quốc…Ở những nước này do nguyên thủ vừa giữ cương vị là người đại diện cho quốc gia vừa là thống lĩnh ngành hành pháp nên quyền lực rất lớn. Ở những quốc gia mà nguyên thủ chỉ là người đứng đầu nhà nước không kiêm nhiệm là người đứng đầu cơ quan hành pháp như: Nhật, Anh, Việt Nam, …nguyên thủ nắm ít thực quyền hơn.  Nguyên thủ quốc gia thường được gọi cụ thể theo những danh xưng như: Tổng thống, Chủ tịch  (President ), Chủ tịch hội đồng nhà nước (Chairman of the State Council), Quốc trưởng (Chief/Head of State), Quốc vương (King), Hoàng Đế (Emperor), Nữ Hoàng (Queen, Empress)…

Nhà tư tưởng Machiavelli (1469-1527) phân chia hình thức nhà nước theo cách thức mà người đứng đầu nhà nước (president of the state/ Staatsoberhaupt) được lập nên. Ông phân chia thành: Nhà nước Cộng hòa (Republik), tức người đứng đầu nhà nước qua bầu cử và Nhà nước quân chủ (Monarchie), tức người đứng đầu nhà nước qua cha truyền con nối.  (Xem tiếp các phần 2,3,4 trong mục Câu chuyện dọc đường)

Sản Phẩm Liên Quan