Hòa giải và lợi ích của nó.

Hòa giải và lợi ích của nó.

Hòa giải là phương cách giải quyết tranh chấp mà trong đó một người thứ ba có tính trung lập và có tài khéo léo làm người hòa giải giúp các bênh tranh chấp đi đến các thỏa hiệp một cách tự nguyện. Người hòa giải không quyết định là việc tranh chấp nên giải quyết như thế nào nhưng thay vào đó giúp các bên đương sự đi đến các thỏa hiệp một cách thích đáng.

Việc hòa giải có nhiều điểm lợi hơn việc tranh tụng: • Việc hòa giải ít tốn thời giờ và tiền bạc. • Việc hòa giải giành sự kiểm soát về kết quả của việc tranh chấp trong tay của các bên đương sự hơn là trong tay của thẩm phán hay bồi thẩm đoàn. • Trong cuộc hòa giải các bên đương sự tự lựa chọn phương cách giải quyết tranh chấp, bao gồm các phương cách mà tòa án không định đoạt được. • Trong trường hợp việc tranh chấp xảy ra trong các bà con họ hàng hoặc giữa các doanh nghiệp mà vẫn muốn tiếp tục giử mối giao dịch kinh doanh với nhau, việc hòa giải tạo cơ hội giải quyết sự tranh chấp một cách không thù hằn để mối quan hệ giao dịch được sửa chửa và bảo tồn.

Việc hòa giải có thể là phương cách rất hữu dụng khi các bên đương sự không lựa chọn việc ra Tòa. Một người hòa giải sẽ giúp các bên đương sự tìm đến một phương cách liên lạc và đàm phán một cách hữu hiệu trong trường hợp các bên đương sự hoặc luật sư của họ không thể liên lạc một cách hữu hiệu với nhau để đạt được thỏa hiệp. Trong nhiều trường hợp tranh chấp, tư cách trung lập của người hòa giải có thể làm cho các bên đương sự có cái nhìn rõ ràng tới việc tranh chấp và tìm giải pháp tiềm tàng để họ có thể giải tỏa bế tắc. Cụ thể:

Hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả.

  1. Linh hoạt về thủ tục

Hòa giải có thể được tiến hành trong nhiều môi trường khác nhau, thủ tục có thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi. Tính linh hoạt đem lại lợi thế là các bên được bày tỏ ý kiến xem quá trình nào thì phù hợp với họ; cho phép có những điều chỉnh khi bản chất của tranh chấp và các bên tranh chấp đòi hỏi phải vậy; tránh khả năng về việc có những yêu cầu về thủ tục kỹ thuật quá phức tạp. Ngược lại, phương thức tố tụng Tòa án có một cách thức tổ chức cứng nhắc hơn, có những quy định và thủ tục cố hữu. Có một vài yếu tố mang tính kỹ thuật đòi hỏi rất cao, buộc các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành cả trong thời gian trước và đang diễn ra quá trình xét xử.

Một sự khác biệt quan trọng giữa hòa giải và biện pháp tố tụng là những thông tin và chứng cứ nào có thể được sử dụng, sử dụng và kiểm chứng như thế nào. Trong tố tụng, vấn đề này được điều chỉnh theo quy định về chứng cứ và thủ tục để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. Trong hòa giải thường không có quy định nào về chứng cứ và cũng không có quy định về kiểm chứng cũng như xem xét về mặt thủ tục. Chỉ có những quy định thủ tục mở về phương pháp nói chuyện và giao tiếp. Các bên tranh chấp được phép kể chuyện của họ nếu thấy phù hợp và có thể biểu lộ tình cảm mà không bị bài bác và bị cho là không có ý nghĩa.

Tuy nhiên cũng có những giới hạn đối với tính linh hoạt của hoạt động hòa giải. Mặc dù nó không phải là một quá trình cứng nhắc, nhưng khi các hòa giải viên hướng dẫn, các bên vẫn phải có sự thống nhất cao trong các giai đoạn khác nhau. Các hòa giải viên phải thực hiện một cách có hệ thống qua từng giai đoạn của hoạt động hòa giải theo trình tự cụ thể. Điều này giúp khai thác được từng điểm mạnh trong toàn bộ quá trình hòa giải, vì mỗi một giai đoạn trong quá trình đó đều có cái lý lẽ riêng của nó. Vì thế, mặc dù có sự linh hoạt, nhưng hòa giải mang tính tổ chức hơn so với những cuộc đàm phán có tính chất tùy tiện. Một trong những đóng góp của một hòa giải viên là có thể xác lập trật tự trong những cuộc đàm phán vô tổ chức và thiếu thống nhất.

  1. Tính thân mật

Tính thân mật trong hòa giải luôn luôn gắn liền với tính linh hoạt của nó. Ở đây, tính thân mật là muốn nói đến không gian và môi trường, phong thái và ngôn ngữ trong hòa giải, hành vi giao tiếp và ứng xử của những người tham gia. Hoạt động này thân mật, hoặc có khả năng thân mật, từ góc độ trang phục ăn mặc, địa điểm tổ chức, không gian và môi trường, ngôn ngữ sử dụng và thời gian tham dự. Hòa giải không có thủ tục nghi lễ và không gian trầm tĩnh huyền bí như của hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử tại Tòa án luôn thể hiện tính trang trọng, nghi lễ và tính thứ bậc. Nhưng trong hòa giải, các bên tham gia thường không có cảm nhận về hình thức nghi lễ và tính thứ bậc trong đó.

Giá trị của tính thân mật là ở chỗ nó có thể làm cho quá trình trung gian hòa giải gần gũi và thân thiện với các bên tranh chấp hơn, không tạo ra sự lo lắng và căng thẳng so với hoạt động xét xử tại tòa. Đặc biệt hơn là trong trung gian hòa giải, các bên có thể sử dụng ngôn ngữ thông tục hàng ngày, khác hẳn với những hình thức giao tiếp được phong cách hóa trong môi trường Tòa án. Tuy nhiên, hòa giải viên cũng có thể yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trang trọng và các bên tranh chấp cũng có thể khách sáo trong việc sử dụng ngôn từ khi hòa giải. Khác với hệ thống Tòa án, mức độ trang trọng đến đâu thì cũng có thể được các bên thỏa thuận để phù hợp với văn hóa của các bên tranh chấp.

  1. Sự tham gia của các bên vào quá trình hòa giải

Chính tính thân mật và tính linh hoạt của hòa giải cho phép sự tham gia trực tiếp của các bên vào quá trình này. Sự tiếp cận và tham gia trước hết dành cho các bên tranh chấp. Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao đổi, đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình. Quá trình hòa giải tạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan điểm của mình về tranh chấp. Đây là một bước rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp của hòa giải. Hòa giải đem lại cơ hội cho các bên trình bày, giải thích và đưa ra lời xin lỗi với nhau. Sự tham gia trực tiếp của các bên tranh chấp trong hòa giải là rất cần thiết vì nó đề cao được tinh thần trách nhiệm của các bên đối với các lựa chọn của mình. Thông thường, so với việc để những người bên ngoài như thẩm phán hay trọng tài viên đưa ra quyết định thì bản thân các bên thường đưa ra những quyết định có lợi hơn cho mình. Bằng cách này, sự tham gia có thể xóa bỏ cảm giác của các bên khi cho rằng họ phải chịu áp lực để đưa ra một quyết định nào đó8. Nếu các bên nhận thấy rằng họ “làm chủ” quá trình, thì họ có thể dễ dàng ủng hộ kết quả hơn. Không một phương pháp giải quyết tranh chấp nào có thể đảm bảo sự tham gia trực tiếp của các bên được như hình thức hòa giải, các bên đánh giá rất cao “quyền tự quyết” của hình thức này dù tranh chấp chưa được giải quyết. Quá trình tham gia vào hòa giải cũng mang tính giáo dục cho các bên ở chỗ họ được trực tiếp tham gia và học được cách thức giải quyết vấn đề mà có thể áp dụng trong những hoàn cảnh khác.

Ngược lại, mô hình tố tụng truyền thống chỉ cho phép sự tham gia rất hạn chế và theo nguyên tắc nhất định đối với những bên có lợi ích hợp pháp liên quan. Nó khuyến khích sự thụ động, sự phụ thuộc và thiếu vắng trách nhiệm lựa chọn.

  1. Đặt con người ở vị trí trung tâm

Trong khi phần lớn việc giải quyết tranh chấp có xu hướng tập trung vào hành vi, vào tình tiết là chính thì trong hòa giải, trọng tâm là con người chứ không phải tình tiết vụ việc. Việc này đòi hỏi hòa giải viên phải xét đến nhu cầu hiện tại cũng như mối quan tâm của các bên. Hòa giải cho phép giải quyết vụ việc dựa trên lợi ích mong muốn của các bên. Hòa giải viên thường không yêu cầu các bên phải thuyết phục hay làm cho họ tin về những tình tiết thực tế, hơn nữa, họ cũng thiếu những cơ chế hỗ trợ điều tra hoặc kiểm nghiệm sự thật. Mặt khác, các bên cũng không có điều kiện để chất vấn hay kiểm chứng những lời nói hay tuyên bố của nhau theo những cách thức giống như trong tố tụng Tòa án.

  1. Duy trì mối quan hệ

Bên cạnh việc đặt con người ở vị trí trung tâm, hòa giải còn đặt trọng tâm vào khía cạnh duy trì mối quan hệ. Điều này mang ý nghĩa nhân văn của giải quyết tranh chấp. Các bên có cơ hội thể hiện tình cảm, bày tỏ sự quan tâm đến các quan hệ trong tương lai giữa các bên. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải có thể duy trì hoặc cải thiện quan hệ giữa các bên  nhờ việc xem xét đến lợi ích và quan tâm thực tế của các bên, có thủ tục dễ dàng và áp dụng phương pháp cùng tham gia, xây dựng mô hình đàm phán và các kỹ thuật giải quyết vấn đề mang tính xây dựng, có cách quản lý xung đột đầy tính nhân văn… làm cho hòa giải trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp mềm dẻo chứ không cứng nhắc như tố tụng Tòa án. Mặc dù hoạt động tố tụng cũng sẽ giải quyết được tranh chấp thông qua xét xử, nhưng nó có thể dẫn đến sự thiệt hại mà không thể sửa chữa được trong các mối quan hệ vì gắn với hoạt động tố tụng là những ngôn ngữ không thiện chí. Thậm chí, hoạt động trọng tài cũng không thường xuyên đảm bảo việc duy trì các mối quan hệ được tiếp tục lâu dài.

  1. Tạo lập quy chuẩn

Khi đưa ra quyết định, Tòa án và các trọng tài viên đều dựa vào các quy phạm pháp luật, nghĩa là các quy tắc và nguyên tắc được quy định trong các đạo luật. Trong hòa giải, các bên không viện dẫn các quy phạm để định hướng giải quyết, nhưng các quy phạm lại có thể được các bên rút ra từ chính kết quả giải quyết vụ việc.

Trong hòa giải, các bên được tự do không áp dụng các quy tắc, nguyên tắc và chính sách mà vốn có tính ràng buộc với các Tòa án, trọng tài viên. Thỏa thuận giữa các bên có thể đạt được trên cơ sở lợi ích chung vì nó chỉ diễn ra vào một thời điểm cụ thể nhất định. Các bên thường có cách nhìn của họ về lợi ích rộng hơn so với một thẩm phán. Chính vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn sớm đi đến một thỏa thuận giải quyết tranh chấp trước đó mà không cần phải đề cập đến quyền và nghĩa vụ pháp lý để sao cho họ có thể lồng ghép những thương vụ làm ăn sau này vào trong thỏa thuận giải quyết. Khi xây dựng các quy phạm riêng để giải quyết tranh chấp, các bên có thể quyết định những lợi ích riêng của họ, xác lập những ưu tiên, cân đối và hoàn thành hợp đồng xét theo cách thức kinh doanh hay đánh giá xã hội và phương pháp giải quyết của chính họ. Đây là một biểu hiện của quyền tự định đoạt. Một khía cạnh khác trong bản chất của việc tạo lập quy phạm trong hòa giải là tính linh hoạt của kết quả. Các bên có thể nhất trí về kết quả mà có lẽ chẳng bao giờ giống như kết luận của Tòa án. Tuy nhiên, các quyết định hòa giải của các bên phải là một thỏa thuận phải hợp pháp hoặc không được trái với chính sách công theo quy định trong luật.

  1. Sự kín đáo và tính bảo mật

Sự kín đáo và tính bảo mật được thể hiện ở việc: phiên họp hòa giải được tổ chức kín, người ngoài chỉ có thể biết được trình tự thủ tục và nội dung nếu được các bên đồng ý; không công bố công khai nội dung được trao đổi trong phiên họp; việc công bố điều khoản giải quyết là vấn đề phải được hai bên thỏa thuận.

Trình tự, thủ tục hòa giải được tiến hành trên cơ sở “không có sự phản cung”, nghĩa là không cho phép các bên được sử dụng những tuyên bố trong hòa giải làm chứng cứ nếu sau này phải xét xử tại Tòa và hòa giải viên cũng thường bị ràng buộc bởi nguyên tắc bảo mật. Những yêu cầu này tạo điều kiện để có các cuộc đàm phán thẳng thắn và cởi mở và vì lợi ích của một bên hay của các bên nếu muốn tránh để các vấn đề riêng tư của họ bị công bố với các đối thủ cạnh tranh làm ăn kinh doanh, những người thân quen hoặc bạn bè.

 

Sưu tầm:

— H2O —

Sản Phẩm Liên Quan