Điều tra viên làm gì

Câu hỏi: Điều tra viên không được làm gì trong quá trình điều tra vụ án, và điều tra viên phải làm gì không được làm gì trong giai đoạn chưa khởi tố.

*) TRong giai đoạn chưa khởi tố vụ án:

+) Điều tra viên không được làm gì???

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 31 TThông tư 28/2014/TT- BCA quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân quy định về những việc Điều tra viên không được làm, theo đó, Điều tra viên không được:

a) Không được tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và đơn, thư khiếu nại, tố cáo trái quy định hoặc không được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra phân công;”

+) Điều tra viên phải làm gì???

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT- BCA- BQP- BTC- BNN- PTNT- VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định của bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; cụ thể quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên; theo đó, Điều tra viên được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;

  1. b) Triệu tập và lấy lời khai của những người có liên quan nhằm kiểm tra, xác minh nguồn tin;
  2. c) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng;
  3. d) Tiến hành các hoạt động khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.”

*) Trong quá trình điều tra vụ án:

Căn cứ tại Điều 31 Thông tư 28/2014/TT- BCA quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân quy định về những việc Điều tra viên không được làm, cụ thể như sau:

1. Điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm những việc được quy định tại Điều 33 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

  1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định sau:

….

  1. b) Không được tiếp thân nhân (gồm ông bà nội, ngoại, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc chồng, anh chị em ruột, anh chị em ruột bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi) của bị can, người bị tạm giữ hoặc những người khác có liên quan ở bất cứ địa điểm nào, trừ trường hợp do yêu cầu nghiệp vụ thì phải được sự đồng ý của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
  2. c) Trường hợp bị can hoặc thân nhân, bạn của bị can, người bị tạm giữ tự động đến nhà của Điều tra viên, cán bộ điều tra hoặc gặp gỡ Điều tra viên, cán bộ điều tra ở ngoài trụ sở cơ quan Công an thì Điều tra viên, cán bộ điều tra phải giải thích và yêu cầu họ đến trụ sở cơ quan Công an để làm việc; đồng thời, phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra biết;
  3. d) Không được ăn uống, nhận quà, tiền hoặc lợi ích khác của bị can hoặc thân nhân, bạn của bị can, người bị tạm giữ hoặc người có liên quan đến vụ án. Nếu thân nhân, bạn của bị can, người bị tạm giữ và người có liên quan đến vụ án cố tình biếu, cho, tặng quà, tiền hoặc các lợi ích khác, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải từ chối và báo cáo ngay việc này cho Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra biết để chỉ đạo xử lý;

đ) Không được nhờ, sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với bị can, người bị tạm giữ, thân nhân của họ và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan;

  1. e) Nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào;
  2. g) Không được cho người đang bị tạm giữ, tạm giam sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để liên lạc, trao đổi thông tin với người khác (kể cả trong và ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ), trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án thì phải được sự đồng ý của Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra.”

Căn cứ Điều 33 Pháp lệnh của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội số 23/2004/PL- UBTVQH11 ngày 20 tháng 8 năm 2004 về tổ chức điều tra hình sự quy định về những việc Điều tra viên không được làm, cụ thể như sau:

1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm;

  1. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng quy định của pháp luật;
  2. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
  3. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
  4. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.”

 

 

 

Sản Phẩm Liên Quan