PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ

Trong thương mại quốc tế, bảo hiểm đối với hàng hoá đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình vận chuyển, bảo hiểm sẽ giúp khắc phục những tổn thất, rủi ro không đáng có gây ra đối với hàng hoá, để nhận được những bù đắp này thì hàng hoá cần phải được mua bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm sẽ hình thành quan hệ bảo hiểm, trong đó, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Theo hợp đồng bảo hiểm, bên bảo hiểm cam kết sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất của hàng hoá trong một số điều kiện nhất định, và đồng thời người mua cũng phải trả một số tiền để lập hợp đồng bảo hiểm.

  1. Định nghĩa “rủi ro”

Rủi ro được hiểu là những sự cố ngẫu nhiên xảy ra ngoài dự kiến của các bên chủ thể trong quan hệ bảo hiểm, mà sự cố này là nguyên nhân khách quan làm thiệt hại đến hàng hoá, có thể kể đến như: Bão; sóng thần; sét đánh … Có thể thấy trong quá trình vận chuyển tàu trên biển sẽ có thể gặp rất nhiều rủi ro, nhưng buộc đó phải là những rủi ro ngoài dự kiến của con người, không thể lường trước được. Cụ thể:

+ Thiên tai: là những rủi ro thiên nhiên gây ra mà không phải tác động con người như sóng thần, sét đánh …

+ Tai nạn bất ngờ: Là những tai nạn xảy ra ngoài biển như tàu đắm; bị mất tích; bị mắc cạn

+ Các hoạt động do người không liên quan đến hoạt động trở hàng gây ra như: Chiến tranh, cướp bóc …

Dựa vào các tính chất rủi ro mà chúng được chia thành 3 loại: Rủi ro thông thường được bảo hiểm; rủi ro được bảo hiểm riêng; rủi ro ngoại trừ

Rủi ro thông thường là những rủi ro có tính chất tự nhiên như do ảnh hưởng của thiên nhiên, do tai nạn…

Rủi ro được bảo hiểm riêng là những rủi ro liên quan đến hoạt động của con người như đình công, bạo động, cướp bóc …

Còn rủi ro ngoại trừ là rủi ro không được bảo hiểm, liên quan đến tính chất tự nhiên của hàng hoá hoặc ý chí của con người.

  1. Tổn thất

Tổn thất trong bảo hiểm được hiểu là thực trạng của đối tượng được bảo hiểm đã bị giảm hoặc mất đi giá trị so với trước. Những tổn thất này được thể hiện ở việc hư hỏng hay biến chất của một phần hoặc toàn bộ hàng hoá hoặc mất mát một phần hay toàn bộ hàng hoá là đối tượng bảo hiểm.

  1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá trong vận tải bằng đường biển

Theo quy định của điều 200 bộ luật hàng hải Việt Nam thì: “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng được kí kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm mà theo đó, người bảo hiểm thu phí bảo hiểm do người được bảo hiểm trả và người được bảo hiểm được người bảo hiểm bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro hàng hải gây ra theo mức độ và điều kiện thoả thuận với người bảo hiểm.
MÁCH BẠN 4 LOẠI NƯỚC HOA NỮ THƠM LÂU NHẤT
Về hình thức, hợp đồng bảo hiểm phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản. Bởi chỉ bằng hình thức này, quyền và nghĩa vụ cũng như các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mới được thể hiện một cách rõ ràng. Hợp đồng bảo hiểm bằng đường biển thường được thể hiện ở hai loại, đó là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.

– Hợp đồng bảo hiểm chuyến

Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng trên một quãng đường nhất định ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy phạm vi bồi thường chỉ giới hạn trong chuyến đi đó.

– Hợp đồng bảo hiểm bao

Trong thương mại quốc tế, việc vẩn chuyền hàng hoá có số lượng lớn, diễn ra trong một khoảng thời gian dài là hoàn toàn dễ thấy. Trong thời gian vận tải đó, người mua bảo hiểm có thể kí kết hơp đồng bảo hiểm bao, mà theo hợp đồng này, đối tượng bảo hiểm sẽ được bảo hiểm trong nhiều chuyến hàng và trong một khoản thời gian nhất định.

  1. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

– Nghĩa vụ cuả người bảo hiểm:

+ Công khai các quy tắc, điều kiện, giá cả của bảo hiểm

+ Khi có tổn thấy xảy ra phải bồi thường đầy đủ và nhanh chóng, đúng hạn cho người mua

– Nghĩa vụ của người mua bảo hiểm:

+ Sau khi mua bảo hiểm phải liên tục thông báo tin tức cần thiết cho người mua

+ Thông báo kịp thời cho người bảo hiểm về tình trạng rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm

+ Nộp phí đúng hạn.

+ Phải thông báo kịp thời ngay khi xảy ra tổn thất.

  1. Khiếu nại đòi bồi thường

Khi xảy ra rủi to và có những tổn thất với đối tượng, người được bảo hiểm cần có bước khiếu nại để nhận bối thường. Có một số lưu ý sau đây:

– Cần xác định rõ những căn cứ pháp lí để xem tiến hành khiếu nại đến ai, người vận chuyển hay người bảo hiểm

– Cần lưu ý về vấn đề thời hiệu khiếu nại tại luật bảo hiểm hàng hoá quy định, thông thường sẽ được quy định là 02 năm

– Hồ sơ khiếu nại cần các giấy tờ như:

+ Bản gốc của giấy chứng nhận bảo hiểm

+ Hợp đồng mua bán

+ Hoá đơn thương mại

+ Bản gốc vận đơn đường biển hoặc hợp đồng thuê tàu (nếu có)

+ Giấy xác nhận hàng hoá trước khi xếp lên tàu hoặc phương tiện vận tải

+ Biên bản giám định hàng hoá

+ Thư dự kháng, thông báo tổn thất

+ Kháng nghị hàng hải

 

 

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ

Sản Phẩm Liên Quan