Phòng chống bạo lực gia đình

Phòng chng bo lc gia đình

Tổng đài cung cấp thông tin và hỗ trợ Phòng chng bo lc gia đình

1900 6363 96

Bo lc gia đình luôn là vn nn ca xã hi, diễn ra ở nhiều gia đình, có chỗ ầm ĩ cả làng xóm, khu phố biết, có chỗ âm ỉ chỉ người trong nhà mới biết. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, nên khi gia đình có chuyện không êm ấm thì cũng gây nhc nhi cho cả xã hội nói chung và đ li nhiu hu qu nghiêm trng cho con ngưi, nht là đi vi ph n, tr em.

Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ dĩ đa phần người đàn ông sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ là do họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự…; hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế…Nhưng trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực đối với chồng cũng không phải là hiếm. Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chửi bới, những cách ứng xử thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất hoặc tính mạng của người chồng

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

 

Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có th b truy cu trách nhim hình s . Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:

– Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

+ Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Để ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực gia đình, bạn và những người thân cần phải báo cho cơ quan chức năng để ngăn chặn hành vi xấu xảy ra, cụ thể là cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

 

Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn thương tới mối quan hệ gia đình. Điều này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

Do đó, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình .

 

Sản Phẩm Liên Quan