Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là gì? Việc phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo khoản 1, Điều 22 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; có quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

Như vậy, việc phòng vệ chính đáng góp phần đẩy lùi tội phạm nhằm mục đích bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp khi những quyền, lợi ích hợp pháp bị đe dọa. Tuy nhiên, việc chống trả lại hành vi xâm phạm các quyền và lợi ích chính đáng phải cần thiết và phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm. Việc phòng vệ chính đáng có thể gây nên thiệt hại khách quan về hình sự, tuy nhiên đây không phải là tội phạm nên sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên cũng trong điều 22 còn có quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, và đây là trường hợp có phải chịu trách nhiệm hình sự do đó cần lưu ý.

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

  1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

  1. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

 

Sản Phẩm Liên Quan