Tạm giữ trong Tố tụng hình sự và trong hành chính.

Phân biệt giữa tạm giữ trong hành chính và tạm giữ trong Tố tụng hình sự.

Tạm giữ theo thủ tục Tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Còn tạm giữ theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp do người có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Có 5 điểm khác biệt cơ bản giữa tạm giữ trong Tố tụng hình sự với tạm giữ trong hành chính như sau:

1.Về đối tượng áp dụng:

Tạm giữ trong tố tụng hình sự được áp dụng cho những đối tượng là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Còn đối tượng áp dụng của tạm giữ trong hành chính là những người thực hiện hành  vi vi phạm hành chính và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính (đó là các hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặac những hành vi vi phạm hành chính khác không phải là tội phạm).

2. Về mục đích áp dụng biện pháp ngăn chặn:

 Tạm giữ trong tố tụng hình sự nhằm xác định căn cứ khởi tố bị can đối với người bị bắt hoặc giao người đang bị truy nã bị bắt cho cơ quan ra lệnh truy nã. Còn tạm giữ hành chính có mục đích là để ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc dể thu thập xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử lí vi phạm hành chính.

3.Về thẩm quyền tạm giữ:

Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hành chính không chỉ có Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, người chỉ huy tàu bay, tàu biển mà còn nhiều người khác có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Còn thẩm quyền ra quyết định tạm giữ trong tố tụng hình sự thì hạn chế hơn nhiều so với thẩm quyền tạm giữ theo thủ tục hành chính. Những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam đồng thời cũng có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ.

4.Về thủ tục tạm giữ:

Thủ tục tạm giữ trong tố tụng hình sự gồm có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền và phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ. Người bị tạm giữ sẽ bị tạm giữ ở nhà tạm giữ hoặc buồng tạm giữ của Trại tạm giam. Còn trong hành chính chỉ cần có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền mà không cần phải Viện kiểm sát phê chuẩn. Người bị tạm giữ không bị giữ ở nhà tạm giữ hoặc buồng tạm giữ của Trại tạm giam.

5.Về thời hạn tạm giữ:

Thời hạn tạm giữ trong tố tụng hình sự là 3 ngày và có thể gia hạn 2 lần mỗi lần không quá 3 ngày và phải được Viện kiểm sát phê chuẩn. Thời hạn tạm giữ sẽ được trừ vào thời hạn tạm giam và thời hạn chấp hành hình phạt. Một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày chấp hành hình phạt. Còn thời hạn tạm giữ trong hành chính là 12 giờ và có thể kéo dài đến 24 giờ, đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hải đảo thì có thể kéo dài không quá 48 giờ. Thời hạn tạm giữ không được tính vào thời hạn tạm giam và thời hạn chấp hành hình phạt.

 

— H2O —

Sản Phẩm Liên Quan