Thời hiệu chia thừa kế.

Tại điều 623 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về thời hiệu chia thừa kế như sau:

1.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  1. a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  2. b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
  3. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  4. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Thời điểm mở thừa kế được xác định theo quy định tại khoản 1 điều 611 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Như vậy, thời hiệu chia thừa kế được xác định theo từng đối tượng cụ thể như sau: trung tâm xuất nhập khẩu lừa đảo

  • Thời hạn chia thừa kế là 30 năm đối với bất động sản tính từ thời điểm người để lại di sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. Bất động sản bao gồm đất đai,nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Thời hạn chia thừa kế là 10 năm đối với động sản tính từ thời điểm người để lại di sản chết hoặc bị Tòa Án tuyên bố chết. Động sản là những tài sản không phải bất động sản như tiền, giấy tờ có giá,…

Tại điểm d khoản 1 điều 688 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.” Mà Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 nên nếu thời điểm mở thừa kế là sau ngày 1/1/1987 thì thời hiệu chia di sản vẫn còn hiệu lực đối với bất động sản. Tại khoản 4 điều 36 pháp lệnh thừa kế 1990 có quy định  đối với thừa kế mở trước ngày ban hành pháp lệnh này thì thời hạn thừa kế tính từ ngày pháp lệnh ban hành là ngày 10/9/1990. Như vậy,  đối với bất động sản mà thời điểm mở thừa kể trước ngày 10/9/1990 vẫn còn thời hiệu thừa kế. Nếu thời điểm mở thừa kế là sau ngày 1/1/2007 thì thời hiệu chia thừa kế vẫn còn hiệu lực đối với động sản.

Tại khoản 2 điều 688 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.” Như vậy, các vụ án chia thừa kế liên quan đến thời hiệu thừa kế đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực sẽ không được Tòa án xem xét lại. Còn, nếu vụ án mới chỉ dừng lại ở giai đoạn sơ thẩm thì sau ngày 1/1/2017 tòa án cấp phúc thẩm vẫn được áp dụng thời hiệu quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Ngoài ra tại khoản 2 và khoản 3 điều 623 cũng quy định về thời hiệu nhận quyền và nghĩa vụ đối với di sản thừa kế tính từ thời điểm người để lại di sản chết hoặc bị tuyên bố là đã chết. Theo đó,

-Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm.

-Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm.

Giải quyết trường hợp hết thời hiệu.

Trong trường hợp hết thời hiệu chia thừa kế, theo quy định tại khoản 1 điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì khi hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

-Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

-Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.

Người quản lý di sản ở đây được pháp luật quy định tại điều  616 Bộ luật dân sự 2015 là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra hay trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Người quản lý di sản được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến di sản được quy định trong điều 617 và điều 618 Bộ luật dân sự 2015.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015.

Sản Phẩm Liên Quan